Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

bởi Vương Bùi

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là loại hình công ty hết sức phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Vậy thủ tục thành lập công ty tránh nhiệm hữu hạn (TNHH) được tiến hành như thế nào?

Căn cứ pháp luật.

Luật doanh nghiệp 2020.

Nột dung tư vấn.

Tại sao nên chọn thành lập doanh nghiệp.

Tất nhiên, nếu không thuộc danh mục những ngành nghề kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh thì việc thành lập doanh nghiệp là bắt buộc và nó sẽ mang lại cho các bạn những lợi ích sau:

  • Đàng hoàng: Việc kinh doanh được thực hiện đăng ký là thể hiện sự hợp pháp trong hoạt động. Đây chính là cơ sở để xây dựng niềm tin với đối tác
  • Tự tin: Khi giao kết hợp đồng với tư cách một pháp nhân, chủ động xuất trình được hóa đơn khi có yêu cầu
  • Quy trình: Công ty sẽ có cơ cấu và quản lý chặt chẽ. Điều này đảm bảo quyền lợi tốt nhất khi điều hành, nhân rộng, huy động.

Bài viết xem thêm.

Thủ tục chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty hợp danh ở huyện Thanh Trì.

Thủ tục thành lập công ty cổ phần

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Thủ tục thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn  hai thành viên (TNHH 2 TV) có những điểm khác biệt cơ bản so với Công ty Cổ phần. Lý do là bởi Công ty TNHH bao gồm hai loại hình nhỏ hơn đó là:

  • Công ty TNHH một thành viên: chỉ có duy nhất 01 (01) người góp vốn. Người đó chính là chủ sở hữu công ty
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: có từ 02 (hai) đến 50 (năm mươi) người góp. Những người đo là thành viên góp vốn của công ty.

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm có:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ.

Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp (loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên) ;
  • Điều lệ Công ty ;
  • Giấy tờ chứng thực các thành viên góp vốn (đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động, quyết định thành lập…đối với chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty là pháp nhân.
  • Danh sách thành viên Công ty
  • Văn bản ủy quyền: Trong trường hợp bạn không trực tiếp thực hiện thủ tục mà nhờ người khác thực hiện thay thì sẽ cần có văn bản ủy quyền

Như vậy, cùng là công ty TNHH nhưng loại hình Trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì sẽ không cần Danh sách thành viên công ty. Đây cũng là điểm khác biệt về thành phần hồ sơ đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Bạn nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh thành phố nới bạn dự kiến đặt địa chỉ trụ sở cho Công ty của mình.

Hiện nay, có hai hình thức nộp hồ sơ, đó là:

  • Đăng ký kinh doanh trực tiếp: Bạn nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, tại Hà Nội hiện nay phương thức này đã không còn được áp dụng.
  • Đăng ký kinh doanh qua mạng: Bạn nộp hồ sơ qua mạng điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn) . Sau khi hồ sơ nộp qua mạng đã hợp lệ, bạn sẽ phải trực tiếp ra bộ phận “một cửa” nộp lại bản giấy (bản cứng) đã scan khi nộp qua mạng. Tuy nhiên, hình thức này tương đối phức tạp, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng và kiến thức về đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh. 

Sau khi nộp xong hồ sơ, Bạn sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ thông thường sẽ là 03 ngày làm việc.

Bước 3: Nhận kết quả.

Theo lịch trên giấy hẹn, bạn quay trở lại bộ phận “một cửa”  của Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả. Sẽ có hai tình huống có thể xảy ra:

  • Hồ sơ hợp lệ: Bạn nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thông báo về cơ quan thuế quản lý 
  • Hồ sơ không hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ có văn bản hướng dẫn bạn sửa đổi hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Bạn thực hiện sửa đổi bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn này rồi nộp lại hồ sơ như ở Bước 2.

Bước 4: Thủ tục sau thành lập.

Việc nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu trong việc đưa Công ty của bạn đi vào hoạt động. Sau đó, bạn còn phải thực hiện hàng loạt những thủ tục sau đây:

  • Thông báo sử dụng mẫu con dấu 
  • Thông báo tài khoản ngân hàng (nếu công ty bạn đăng ký tài khoản ngân hàng)
  • Thủ tục thuế sau thành lập : 
    • Tờ khai môn bài và nộp lệ phí môn bài
    • Thông báo phát hành hóa đơn
    • Đề nghị đặt in hóa đơn
    • Thuế kiểm tra trụ sở công ty
    • ….
  • Bảo hộ nhãn hiệu (nếu bạn có nhu cầu)
  • Thông báo Website (nếu công ty bạn có website bán hàng)
  • ….

Sau khi thực hiện những thủ tục này, Công ty của bạn mới có thể đi vào hoạt động bình thường.

Trên đây là bài viết về thủ tục đăng ký thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên của LSX. Hy vọng, những nội dung trên sẽ có ý nghĩa thiết thực với các ban.

Hi vọng, bài viết sẽ có ích cho các bác!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp.

Chủ hộ kinh doanh có được góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

Căn cứ điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh có thể tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên với tư cách cá nhân.

Thành viên hợp danh có được góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên?

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020; không cấm thành viên hợp danh tham gia góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên mất bao lâu?

Theo quy định pháp luật hiện hành, sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ( đầy đủ, hợp lệ) cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có được góp vốn thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020. Không cấm chủ doanh nghiệp cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm