Chỉ vì lòng tham mà một số người đã chiếm hữu tài sản của người khác hoặc tài sản chưa tìm được chủ một cách ngang nhiên. Điều này xâm phạm đến các quy định quản lý của Nhà nước về quyền sở hữu. Cái giá phải trả cho lòng tham này là những Bản án về tội chiếm giữ trái phép tài sản mà chính bản thân họ gây ra. Bản án dưới đây là một minh chứng cụ thể.
Bản án về tội chiếm giữ trái phép tài sản
Chiếm giữ trái phép tài sản là gì?
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác đang có một cách hợp pháp thành tài sản của mình một cách trái phép. Biểu hiện của sự chuyển dịch này là hành vi tiếp tục chiếm hữu, là hành vì sử dụng hoặc là hành vi định đoạt tài sản. Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên, bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sản đang có người quản lí…
Chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định mới nhất của BLHS?
Theo quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì việc chiếm giữ tài sản của người khác được quy định như sau:
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản chỉ khi mà tài sản chiếm giữ có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
Xác định giá trị tài sản bị chiếm giữ trái phép như thế nào?
Căn cứ Phần II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP quy định về việc xác định giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị hủy hoại hoặc bị làm hư hỏng như sau:
Đối với các hành vi xâm phạm sở hữu nói chung việc xác định đúng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định trường hợp nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nào chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như việc áp dụng đúng khung hình phạt; do đó, cần chú ý một số điểm sau đây trong việc xác định giá trị tài sản đối với các tội xâm phạm sở hữu:
1. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép, bị sử dụng trái phép, bị huỷ hoại hoặc bị làm hư hỏng.
2. Trong trường hợp có đầy đủ cằn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó
3. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (trị giá bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị xâm phạm tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.
4. Để xác định đúng giá trị tài sản bị xâm phạm trong trường hợp tài sản bị xâm phạm không còn nữa, cơ quan điều tra cần lấy lời khai của những người biết về tài sản này để xác định đó là tài sản gì; nhãn, mác của tài sản đó như thế nào; giá trị tài sản đó theo thời giá thực tế tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm là bao nhiêu; tài sản đó còn khoảng bao nhiêu phần trăm… để trên cơ sở đó có kết luận cuối cùng về giá trị tài sản bị xâm phạm.
5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính; đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương úng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:
a) Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.
b) Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.
c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.
Lưu ý:
- Để có thể xác định là cổ vật, vật mang giá trị lịch sử thì phải có kết luận giám định từ phía cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ trước đó về việc công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
- Tài sản bị giao nhầm ở đây được hiểu là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc là cổ vật có giá trị lịch sử văn hóa do phía người giao bị nhầm lẫn. Phía người giao sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự nhầm lẫn này. Người nhận tài sản không có bất kỳ một thủ đoạn gian dối nào, để phía bên giao tài sản tưởng nhầm mà giao tài sản của mình. Trường hợp người nhận tài sản bị giao nhầm có các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích để người giao tin tưởng mà giao nhầm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Thời điểm được xem là hoàn thành tội phạm được bắt đầu tính từ lúc sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo pháp luật quy định mà phía người chiếm hữu tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa vẫn cố tình không trả lại.
- Thời điểm này có thể là ngay sau khi có yêu cầu trả lại tài sản, cổ vật, vật mang giá trị về mặt lịch sử, văn hóa hoặc ngay sau khi thời hạn người yêu cầu đưa ra chính thức kết thúc.
Như vậy, bắt đầu từ thời điểm yêu cầu giao trả tài sản kết thúc thì việc chiếm giữ các đối tượng nêu trên của người bị yêu cầu sẽ trở thành bất hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp nếu do hoàn cảnh khách quan gây ảnh hưởng đến việc giao trả thì người đang chiếm hữu các đối tượng nêu trên sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
Liên hệ
Trên đây là Bản án về tội chiếm giữ trái phép tài sản mà Luật Sư X gửi đến quy khách hàng. Quý khách hàng muốn tư vấn thêm về doanh nghiệp tư nhân, điều kiện thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, hồ sơ thành lập công ty,… Vui lòng liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm
- NLĐ hưởng quyền lợi gì khi bị tai nạn lao động?
- Giấy xác nhận tài khoản ngân hàng của công ty
- Đơn đăng ký biến động đất đai
Câu hỏi thường gặp
Khung hình phạt cho tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành như sau:
– Khung 01: Phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm nếu chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ 10 – dưới 200 triệu đồng hoặc dưới 10 triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.
– Khung 02: Phạt tù từ 01 – 05 năm nếu chiếm giữ tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.
Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi chiếm giữ tài sản của người khác dưới 10 triệu đồng mà không phải là di vật, cổ vật thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 3 000 000 đến 5 000 000 đồng.
Đồng thời, người thực hiện hành vi còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
– Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép.