Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là việc mà mọi cá nhân, tổ chức cần làm. Bởi nhãn hiệu là dấu hiệu nhận biết cho sản phẩm, dịch vụ của cá nhân hay tổ chức. Nếu không đăng ký bảo hộ; thì rất có khả năng nhãn hiệu sẽ bị cá nhân, tổ chức khác xâm phạm, sử dụng trái phép. Vì vậy, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một thủ tục rất cần thiết nên thực hiện; để nhãn hiệu của mình được bảo vệ. Dưới đây là bài viết về thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019;
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP;
- Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Điều kiện tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Đối tượng tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Có 2 đối tượng được tiến hành đăng ký (đứng tên trong hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu):
- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
- Cá nhân tự mình đứng tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Nhóm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Một nhãn hiệu đăng ký sẽ phải gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Hàng hóa, dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu được chia thành 45 nhóm theo điều ước quốc tế. Khi cá nhân/tổ chức tiến hàn đăng ký nhãn hiệu đối với nhóm nào; thì nhà nước sẽ bảo hộ độc quyền cho nhãn hiệu này trong phạm vi nhóm đó.
Cá nhân/tổ chức dựa trên lĩnh vực, ngành nghề hoạt động, kinh doanh; để xác định nhóm cần đăng ký. Vì đây là quyền lợi của cá nhân/tổ chức; nên cá nhân/tổ chức hoàn toàn có thể có thể đăng ký 01 nhãn hiệu đối với 01 hoặc nhiều nhóm; dựa trên nhu cầu và khả năng của mình. Nếu muốn thì bạn có thể đăng ký nhãn hiệu của mình cho tất cả các nhóm cũng được. Tuy nhiên, lệ phí đăng ký sẽ phụ thuộc vào số nhóm ngành nghề; đăng ký càng nhiều thì lệ phí càng cao; do vậy cần cân nhắc cẩn thận.
Điều kiện về nhãn hiệu (thương hiệu, logo) được đăng ký
Nhãn hiệu phải không bị trùng, tương tự hoặc gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam; hoặc trùng, tương tự với các nhãn hiệu nổi tiếng. Trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng điều kiện này mà đăng ký; thì sẽ bị từ chối, không được cấp văn bằng bảo hộ.
Địa chỉ, thông tin liên hệ để tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Các Quyết định, Thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ (Cục SHTT) đều gửi về theo đường Bưu điện. Vì vậy, Địa chỉ trên hồ sơ phải cố định; và có thể nhận được hồ sơ do Bên Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp; để tránh trường hợp bị thất lạc.
Ngoài ra, thời gian tiến hành đăng ký rất lâu; có thể lên đến 2 năm nên rất cần bạn để lại thông tin liên lạc trên hồ sơ; để Cục Sở hữu trí tuệ có thể thông báo tình hình ngay khi cần thiết.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Hồ sơ bao gồm:
- 02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng).
- 05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký đính kèm.
- Mang theo CMND, CCCD, Hộ chiếu (phòng trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trình tự giải quyết hồ sơ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự và thời gian như sau:
Lưu ý rằng, hãy tra cứu nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp hồ sơ. Tra cứu là cách bảo đảm rằng nhãn hiệu không bị trùng lặp với những nhãn hiệu khác; không có sự nhận diện và sẽ không được cấp văn bằng trong tương lai.
Bước 1: Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn, nộp lệ phí…; để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
Thời gian thẩm định hình thức là 1 đến 2 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thông thường đa phần các đơn đăng ký nộp vào đều sẽ được hợp lệ về mặt hình thức.
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Nội dung công bố là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 3: Thẩm định về nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
Theo quy định của pháp luật thì thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Như vậy, thời gian giải quyết theo quy định pháp luật là 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thì thời gian này thường lâu hơn rất nhiều. Thông thường, phải mất từ 18 – 24 tháng thì một nhãn hiệu mới có thể được nhận văn bằng bảo hộ (nếu thuận lợi).
Thời gian bảo hộ của văn bằng là 10 năm. Hết 10 năm nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng logo, nhãn hiệu đã đăng ký thì cá nhân, tổ chức có thể gia hạn thêm 10 năm tiếp theo. Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ 01 lần và gia hạn nhiều lần).
Câu hỏi thường gặp
Có 2 đối tượng được tiến hành đăng ký (đứng tên trong hồ sơ về việc đăng ký sở hữu nhãn hiệu):
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Cá nhân tự mình đứng tên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Hồ sơ bao gồm:
02 (Hai) bộ Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Theo mẫu của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành; bạn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng).
05 mẫu nhãn hiệu cần đăng ký đính kèm.
Mang theo CMND, CCCD, Hộ chiếu (phòng trường hợp có yêu cầu kiểm tra).
Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở đặt tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ:0833102102
Xem thêm: Thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại?