Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân không đơn giản chỉ là việc hai vợ chồng cùng đặt bút ký vào đơn ly dị. Để được pháp luật công nhận cho ly hôn, các bên cần trải qua một số thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền, trong đó có thể kể đến thủ tục hòa giải. Nhiều cặp vợ chồng vì không còn tiếng nói chung nên muốn từ chối hòa giải khi ly hôn. Vậy khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, Mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn tại đâu? Những trường hợp nào không hòa giải được trong ly hôn? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Những trường hợp không hòa giải được trong ly hôn
Vì nhiều lý do mà dẫn đến việc các cặp đôi quyết định đường ai nấy đi. Khi làm thủ tục ly hôn, các tổ chức liên quan sẽ cố gắng hàn gắn cặp vợ chồng đó để nhằm hòa giải và cứu vãn mối quan hệ. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều có thể hòa giải. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Những trường hợp nào không hòa giải được trong ly hôn, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
Theo Điều 207 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, các vụ án ly hôn thuộc các trường hợp sau sẽ không tiến hành hòa giải được:
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
– Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
– Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
– Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
Mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn mới nhất
Để cứu vãn một mối quan hệ hôn nhân đã đổ vỡ là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, về nguyên tắc, các tổ chức liên quan khi tiến hành giải quyết ly hôn có nghĩa vụ hòa giải các cặp đôi để cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, nhiều người muốn làm đơn xin từ chối giai đoạn hòa giải. Khi đó, bạn đọc có thể tham khảo và tải về Mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn mới nhất tại đây:
Hướng dẫn chi tiết soạn thảo mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn
Vợ chồng anh T quyết định thuận tình ly hôn vào tháng trước. Khi được yêu cầu tiến hành hòa giải, xét thấy mối quan hệ không thể tiếp tục được nữa nên anh T muốn làm đơn xin từ chối hòa giải. Anh T băn khoăn không biết theo quy định pháp luật hiện hành, cách soạn thảo mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
(1) Nêu tư cách của người làm đơn đề nghị. Là nguyên đơn, bị đơn…
Bạn phải ghi đúng vai trò của mình là nguyên đơn hay bị đơn trong vụ việc này.
(2) Trình bày lý do yêu cầu không hòa giải khi giải quyết ly hôn nên muốn nhanh chóng được ly hôn với đối phương. Lý do trình phải phải thuyết phục và có căn cứ rõ ràng.
Bạn phải nêu ra được lý do thuyết phục Tòa án rằng việc hòa giải không thể hàn gắn, giúp ích được mối quan hệ hôn nhân của bạn và bạn mong muốn các thủ tục pháp lý được hoàn thành nhanh nhất có thể. Lý do đó có thể là về việc bạo lực gia đình; dùng con cái để đe dọa, đòi hỏi vật chất; các lý do khác về việc không có tiếng nói chung trong hôn nhân.
Ngoài ra, bạn nên có các chứng cứ đi kèm để có thể chứng minh sự không cần thiết của việc hòa giải tại Tòa án.
Ví dụ:
– Trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn, vợ/chồng nhiều lần vắng mặt.
– Trong quá trình chờ giải quyết ly hôn, chồng tôi vẫn nhiều lần đánh đập, tìm sang nhà mẹ tôi để chì chiết, nhiếc móc gây ảnh hưởng xấu đến danh dự và cuộc sống của tôi.
– Trong thời gian chờ giải quyết ly hôn, vợ tôi nhiều lần lôi con gái của chúng tôi để đe dọa, ép buộc tôi phải đưa tiền……
(3) Tên hoặc tư cách của người còn lại – người không yêu cầu hòa giải.
Đơn đề nghị không hòa giải ly hôn cần được nộp đến Tòa án trong thời gian chuẩn bị xét xử để Tòa có thời gian xem xét.
Những quy định của pháp luật về tiến hành hòa giải ly hôn
Không chỉ các quy định pháp luật về đăng ký kết hôn mà các quy định về ly hôn cũng được rất nhiều người dân quan tâm. Đặc biệt, các vấn đề liên quan đến thủ tục hòa giải khi ly hôn còn gây nhiêu thắc mắc đối với các cặp vợ chồng đang trong quá trình giải quyết ly hôn. Vậy cụ thể, quy định của pháp luật về tiến hành hòa giải ly hôn như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau nhé:
Quy định về Khuyến khích hòa giải ở cơ sở:
Tại Điều 52 Luật hôn nhân và gia đình quy định:
“Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”
Theo đó, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2015: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Việc hòa giải được coi là việc khuyến khích, không bắt buộc tuy nhiên theo thủ tục thì các bên trong vụ việc ly hôn vẫn phải tiến hành hòa giải theo thủ tục của tố tụng dân sự, do đó, các bên sẽ thực hiện việc nộp đơn yêu cầu không tiến hành hòa giải ly hôn trong trường hợp cả hai bên đều không muốn hòa giải.
Nguyên tắc tiến hành hòa giải:
Theo Điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:
– Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
– Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
+Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
+ Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn từ chối hòa giải khi ly hôn“. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Các bên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật;
b) Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;
c) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
d) Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
đ) Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
e) Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.
Theo quy định tại điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau. Trong đó cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác.
Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2015.