Video độc hại đưa lên Youtube bị xử lý như thế nào?

bởi Quỳnh
Video độc hại đưa lên Youtube bị xử lý như thế nào?

Clip “xin vía búp bê học giỏi” của Youtuber Thơ Nguyễn đăng trên TikTok nói về việc cho búp bê uống coca; để xin vía học giỏi đã gây phẫn nộ trên mạng xã hội. Nhiều ý kiến cho rằng, clip mang đầy tính “mê tín dị đoan”; không phù hợp với trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ đã kêu gọi tẩy chay; đồng thời đề nghị cơ quan chức năng phải lập tức xử lý kênh này. Vậy những video độc hại đưa lên Youtube bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Bộ phận hỏi đáp Luật hình sự của Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
  • Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
  • Luật An ninh mạng năm 2018.

Nội dung tư vấn

Video độc hại đưa lên Youtube có được xem là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

Hiện nay, lướt qua các kênh mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook; Youtube hay Tiktok không khó để tìm thấy những video mang nội dung không lành mạnh. Đó là những video độc hại, có nội dung xấu; không những không đem lại nội dung bổ ích mà còn gây ảnh hưởng không tốt tới người xem; đặc biệt là trẻ em.

Hậu quả của các video độc hại gây ra là vô cùng to lớn. Về đạo đức xã hội, những nội dung video nhảm nhí, phản cảm; đi ngược lại truyền thống đạo đức của người Việt Nam; có thể tác động xấu đến ý thức người xem; từ đó hình thành tư tưởng, nhân cách lệch lạc. Nguy hiểm hơn, nếu giới trẻ bắt chước làm theo; rất có thể sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tâm lý, tinh thần.

Do chính sách trả tiền cho lượt xem; quảng cáo từ các kênh đăng tải nội dung; mặc dù những video xấu, độc hại như vậy bị rất nhiều sự chỉ trích, lên án; tuy nhiên chúng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều. Hành vi dùng video độc hại đưa lên Youtube, Facebook hay TikTok là hành vi vi phạm pháp luật; trái với thuần phong mỹ tục. Đồng thời, có dấu hiệu vi phạm Luật An ninh mạng; và Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông; tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định chế tài xử lý đối với những hành vi này.

Xem thêm: Dùng hình ảnh người khác có vi phạm không?

Pháp luật quy định như thế nào về xử lý đối với những video độc hại đưa lên Youtube?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm pháp luật có các chế tài xử lý khác nhau.

Xử phạt hành chính

Cụ thể, các hành vi làm phát tán; chia sẻ nội dung không lành mạnh; không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

  • Thứ nhất, cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân hiện hành vi.
  • Thứ hai, hành vi cung cấp chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục; mê tín dị đoan; dâm ô đồi trụy.
  • Thứ ba, cung cấp và chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết; tai nạn kinh dị, rùng rợn.
  • Thứ tư, cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt; gây hoang mang trong nhân dân; kích động bạo lực.

Xử lý hình sự với hành vi đưa video độc hại lên youtube

Ngoài quy định về xử phạt hành chính, Bộ luật Hình sự cũng quy định về các tội phạm trên không gian mạng. Cụ thể, Điều 288 Bộ luật Hình sự quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông.

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;

b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;

c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;

c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;

g) Dẫn đến biểu tình.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, người nào có hành vi đưa video độc hại lên youtube để thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc là gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000 triệu đồng; hoặc gây luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Nếu phạm tội trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ 2 đến 7 năm; và có thể phạt tiền từ 200.000.000 đến 1 tỷ đồng. Đó là có tổ chức; lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông; thu lợi bất chính 25.000.000 đồng trở lên. Cùng với đó, việc gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên; hoặc là xâm hại bí mật của cơ quan, tổ chức; và làm cho người bị xâm hại để người ta tự sát; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự.

Có thể thấy, hành lang pháp lý quy định về vấn đề đưa video độc hại lên mạng xã hội là rất rõ ràng.

Hi vọng rằng nội dung Luật sư tư vấn sẽ giúp ích được cho bạn đọc. Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư hình sự:  0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Giả mạo trang Facebook của người khác bị xử lý như thế nào?” answer-0=”Ở mức độ nhẹ sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 64 Nghị định 15/2020/NĐ-CP là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác. Không chỉ bị xử phạt hành chính, pháp luật còn có chế tài xử lý mạnh tay với hành vi giả mạo trang facebook của người khác, đó là xử lý hình sự. Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chủ thể vi phạm có thể bị phạt tù với mức cao nhất là 7 năm tù.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Đăng tải clip nhạy cảm lên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?” answer-0=”Theo Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP, việc đăng tải clip nhạy cảm lên mạng xã hội có nội dung trái đạo đức, thuần phong mĩ tục của dân tộc thì bị phạt tiền đến 50 triệu đồng. Ngoài ra, hành vi đăng tải clip nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

[sc_fs_multi_faq headline-0=”h4″ question-0=”Quay và đưa clip lên mạng xã hội Facebook có vi phạm không?” answer-0=”Điều 32 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Như vậy, việc tự ý quay và sử dụng hình ảnh mà không có sự đồng ý của người đó làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh có thể được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Người quay và phát tán clip có thể bị xử lý hành chính và hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Trong trường hợp phát hiện các hành vi như trên hoặc tương tự thì công dân có thể quay lại clip và cung cấp tới cơ quan chức năng chứ không được tự ý phát tán trên mạng xã hội.” image-0=”” count=”1″ html=”true” css_class=””]

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm