Khi một tội phạm bị tòa án kết án, người đó không chỉ phải chấp hành bản án theo quy định mà còn được coi là đã có tiền án, hay nói cách khác là có án tích. Tuy nhiên , nhà nước cũng có những chính sách nhằm hỗ trợ những người bị kết án phạm tội làm lại cuộc đời bằng cách giúp họ xóa án tích trong lý lịch. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục đương nhiên xóa án tích thực hiện như thế nào? Muốn được xóa án tích phải đáp ứng những điều kiện gì? Lệ phí làm thủ tục đương nhiên xóa án tích là bao nhiêu tiền? Sau đây LSX sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ qua bài viết sau.
Muốn được xóa án tích phải đáp ứng những điều kiện gì?
Án tích được hiểu là hậu quả pháp lý của người bị kết án. Theo đó, bản án đã được tòa tuyên sẽ ghi nhậnvào lý lịch tư pháp của người đó và được lưu giữ trong thời gian dài. Khi đáp ứng một số điều kiện nhất định sẽ được xóa án tích. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Muốn được xóa án tích phải đáp ứng những điều kiện gì, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về điều kiện đương nhiên được xóa án tích cụ thể như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
- Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung. - Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Theo đó, Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
- 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
- 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
- 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
- 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Lưu ý: Đương nhiên được xóa án tích không được áp dụng đối với các tội phạm tại Chương XIII và Chương XXVI Bộ luật Hình sự 2015.
Thủ tục đương nhiên xóa án tích như thế nào?
Án tích có thể được xóa bỏ sau một thời gian nếu như người đó đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Để được xóa án tích thì người đó cần phải làm thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành, Thủ tục đương nhiên xóa án tích thực hiện như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Đối với quy định về thủ tục xóa án tích thì tại Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Thủ tục xóa án tích
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
- Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Theo đó, đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
Đối với trường hợp xóa án tích do quyết định của Tòa án hoặc được xóa án tích trong trường hợp đặc biệt thì thủ tục xóa án tích được quy định rằng:
+ Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
+ Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Lệ phí làm thủ tục đương nhiên xóa án tích là bao nhiêu tiền?
Người bị kết án theo quy định của pháp luật sẽ được xóa án tích sau khi chấp hành xong hình phạt tù và thời gian được hưởng án treo. Khi đó sẽ cần phải chuẩn bị giấy tờ hồ sơ để tiến hành quy trình xóa án tích. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Lệ phí làm thủ tục đương nhiên xóa án tích là bao nhiêu tiền, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo quy định hiện hành, người xin xóa án tích theo quyết định của Tòa án hoặc xóa án tích trong trường hợp đặc biệt không phải nộp bất cứ khoản lệ phí nào.
Trường hợp xin cấp lý lịch tư pháp:
Mức lệ phí cấp lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người. Từ Phiếu thứ 03 trở đi thu thêm 5.000 đồng/Phiếu.
Nếu là học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ thì được giảm còn 100.000/lần/người.
Các trường hợp được miễn lệ phí bao gồm:
- Trẻ em theo quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Người cao tuổi theo quy định tại Luật người cao tuổi.
- Người khuyết tật theo quy định tại Luật người khuyết tật.
- Người thuộc hộ nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
- Người cư trú tại các xã đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu theo quy định của pháp luật.
Thời hạn đương nhiên được xóa án tích?
Nhằm giúp đỡ những người phạm tội có cơ hội làm lại cuộc đời từ những sai lầm trong quá khứ và quyết tâm cải thiện bản thân, nhà nước sẽ cho phép xóa án tích của người đó nếu sau khi hết thời hạn thử thách. bằng cách xóa bỏ tiền án. Nhiều độc giả băn khoăn không biết liệu theo quy định pháp luật hiện hành, Thời hạn đương nhiên được xóa án tích là bao lâu, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:
Theo điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự:
– Trường hợp đương nhiên xóa án tích: Trong 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
– Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt:
- Trong 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp.
- Trong 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
- Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
- Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Như vậy, thời gian để làm thủ tục xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là trong khoảng 18 ngày.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
LSX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục đương nhiên xóa án tích “. Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Cách tính thời hạn để xóa án tích theo Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
– Thời hạn để xóa án tích quy định tại mục 1 và mục 2 này căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
– Người bị kết án chưa được xóa án tích mà thực hiện hành vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành.
– Người bị kết án trong trường hợp phạm nhiều tội mà có tội thuộc trường hợp đương nhiên được xóa án tích, có tội thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án thì căn cứ vào thời hạn quy định tại mục 2 Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người đó.
– Người được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.
Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 2 Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015.