Tra cứu nhãn hiệu là một khâu quan trọng trong quy trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định pháp luật Việt Nam. Việc này nhằm tránh tình trạng đơn xin bảo hộ nhãn hiệu bị trả về. Lý do ở đây là từ các vấn đề bị trùng hay gây nhầm lẫn. Vậy có những cách tra cứu nhãn hiệu, logo đã đăng ký nào? Việc tra cứu có khó khăn quá không?
Câu hỏi:
Thưa Luật sư, Công ty Em đã thiết kế xong logo và muốn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu/thương hiệu. Nhưng em không biết liệu khả năng có thể đăng ký bảo hộ được không ? Em có thể tra cứu nhãn này không ? Em mong luật sư tra cứu giúp em ạ. Em cảm ơn!
Căn cứ pháp lý:
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019
Từ câu hỏi trên, phòng tư vấn luật Sở hữu trí tuệ luật sư X xin được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ như sau:
I. Tại sao phải tra cứu logo đã đăng ký
Tra cứu nhãn hiệu là một vấn đề chuyên sâu. Đây là việc của xét nghiệm viên thuộc bộ phận nhãn hiệu trực thuộc Cục sở hữu trí tuệ. Trước năm 2009, Cục sở hữu trí tuệ có cung ứng dịch vụ tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nhưng bởi nhu cầu của người dân quá lớn nên Cục SHTT tạm ngừng thực hiện thủ tục này trên thực tiễn. Do vậy mà việc tra cứu logo sẽ giúp cho chủ sở hữu tránh bị ăn cắp bản quyền.
1. Đảm bảo nhãn hiệu không bị trùng
Việc tra cứu sẽ giúp kiểm tra xem nhãn hiệu mà cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký. Điều này tránh bị “trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu khác đã đăng ký hay chưa để đưa ra giải pháp hợp lý.
2. Tránh mất thời gian, chi phí.
3. Kiểm tra tính chính xác
Sau khi đã đăng ký, việc tra cứu sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trong Giấy chứng nhận nhãn hiệu đã được cấp có chính xác với dữ liệu trong hệ thống thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ hay chưa. Nếu có phát sinh sai sót thì kịp thời chỉnh sửa lại.
II. Cách tra cứu logo đã đăng ký chi tiết.
Để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của công ty thì cần xem xét. Được thực hiện tại nội dung và Điều kiện bảo hộ, khả năng phân biệt nhãn hiệu. Chúng được quy định tại Điều 72, 73 và Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009) và Điều 39 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Đặc biệt là tại điều 72:
“Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộNhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Cách 1: Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đây là một cách tra cứu cơ bản do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp. Tất cả các nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc bị từ chối đều được công bố tại website thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ. Cách tra cứu này rất đơn giản, chỉ cần làm theo các bước sau:
Cách 2: Tra cứu nhãn hiệu bằng cách nâng cao
III. Luật sư X cung cấp dịch vụ tư vấn, tra cứu logo đã đăng ký trên toàn lãnh thổ Việt Nam
1. Dịch vụ tư vấn, tra cứu logo
- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan như: thủ tục đăng ký, tiết kế logo, điều kiện đăng ký nhãn hiệu logo,…
- Tra cứu sơ bộ, tra cứu nâng cao khả năng đăng ký mẫu logo mà khách hàng cung cấp. Sau đó sẽ thông báo kết quả cho khách hàng.
- Đưa ra những lời khuyên chuyên môn để đánh giá khả năng đăng ký thành công của logo nhãn hiệu.
- Hướng dẫn khách hàng cách bổ sung hoặc thay đổi logo. Vấn đề này thường xảy ra trong trường hợp logo bị nhầm lẫn. Có nhiều khi sẽ bị trùng lặp với doanh nghiệp khác đã đăng ký.
- Ngoài ra Luật sư X còn cung cấp dịch vụ đăng ký logo trọn gói từ A – Z.
2. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ tư vấn tra cứu logo từ luật sư X
- Được sự hỗ trợ của các luật sư giàu kinh nghiệm tra cứu. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra lại cơ sở dữ liệu của cục bản quyền. Điều này nhằm xác định khả năng trùng lặp. Đặc biệt là khả năng thành công hay trả về của thương hiệu.
- Cung cấp cho khách hàng kiến thức cơ bản để hiều hơn về các quy định đăng ký bản quyền.
- Kết hợp với khách hàng hoàn thiện và xử lý hồ sơ chính xác.
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan pháp luật. Bao gồm các vấn đề về thủ tục, lệ phí, công chứng tài liệu.
- Đại diện khách hàng tại cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ và làm thủ tục.
- Đại diện khách hàng tại cục sở hữu trí tuệ để nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu.
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương hiệu đã đăng ký.