Họp báo là hoạt động cung cấp thông tin của tổ chức hoặc cá nhân trước các đại diện cơ quan báo chí, nhà báo. Hoạt động này để công bố, tuyên bố, ra mắt, giải thích vấn đề có liên quan tới nhiệm vụ hoặc lợi ích của tổ chức, cá nhân đó. Trong đó khi các nhân/tổ chức muốn tổ chức họp báo ra mắt 1 sản phẩm mới thì phải tiến hành thủ tục xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới. Để biết rõ hơn về thủ tục này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật Sư X nhé.
Khi nào tiến hành thủ tục xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới?
Tổ chức họp báo là một thủ tục hành chính, tổ chức/cá nhân họp báo phải thông báo; xin phép trước và về nguyên tắc được sự chấp thuận của Cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương. Cơ quan này là Sở Thông tin và Truyền thông. Trước yêu cầu của cá nhân/tổ chức cơ quan có thẩm quyền sẽ ra văn bản quyết định:
- Cho phép tổ chức họp báo
- Hoặc không cho phép
Hồ sơ thủ tục xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới
Một là: Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Công ty, thành lập Doanh nghiệp; chứng nhận thành lập đối với Tổ chức
Hai là: Văn bản của cá nhân, Công ty, Doanh nghiệp xin phép họp báo ghi rõ:
- Ngày, giờ họp báo
- Nội dung họp báo
- Địa điểm tổ chức họp báo
- Thành phần tham dự
- Người chủ trì họp báo, chức danh người chủ trì
- Các chi tiết khác có liên quan: trưng bày tài liệu, hiện vật,…
Ba là: Chương trình họp báo và danh sách cơ quan báo chí tham gia
Bốn là: Thư mời gửi Sở Thông tin và Truyền Thông đến tham dự buổi họp báo
Năm là: Thông cáo báo chí
Khi nộp hồ sơ cá nhân cần chuẩn bị thêm: Bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân hoặc căn cước công dân gắn chip, hộ chiếu đối với cá nhân
Thủ tục xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới
Điều kiện để xin giấy phép họp báo
- Phải có nội dung họp báo
- Nội dung họp báo không vi pham các điều cấm của Luật Báo chí 2016
- Phải có người chủ trì họp báo
- Phải có địa điểm và thời gian họp báo rõ ràng
Khi đáp ứng đủ điều kiện để xin cấp giấy phép các nhân/tổ chức tiến hành hoạt động xin cấp phép theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân/tổ chức tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo những giấy tờ như đã nêu.
Chuẩn bị đơn xin cấp phép tổ chức họp báo với mục đích ra mắt sản phẩm mới.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ đính kèm đơn xin cấp phép tổ chức họp báo.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở thông tin và truyền thông địa phương.
Khi nhận hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì chuyên viên viết biên nhận và giao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì Chuyên viên hướng dẫn bổ sung và hoàn thiện hồ sơ.
Thời gian nộp đơn:
- Phải báo trước bằng văn bản chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi họp báo đối với tổ chức, cá nhân trong nước.
- Phải đăng ký bằng văn bản chậm nhất trước 48 giờ đối với cá nhân/tổ chức người nước ngoài.
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian chờ kết quả: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đến đúng ngày hẹn các nhân/tổ chức đến nhận kết quả.
Không xin phép họp báo sẽ bị phạt
Trường hợp cá nhân, tổ chức không thông báo họp báo lên cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thì bị xử phạt. Theo quy định của Nghị định 119/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 01.00.000 đồng – 40.000.000 tùy vào mức độ vi phạm. Cụ thể:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi họp báo nhưng không thông báo trước bằng văn bản hoặc thông báo không đúng thời gian quy định.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi họp báo có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trả lời chấp thuận hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi họp báo khi đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Thủ tục xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới. Mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp thực sự hữu ích dành cho bạn.
Mọi thắc mắc, hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật Sư tư vấn mời quý khách vui lòng liên hệ đến hotline của chúng tôi.
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:
Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.
Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan…
Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy…
Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.
Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.
Nội dung xin giấy phép họp báo ra mắt sản phẩm mới gồm:
– Phải có nội dung họp báo
– Nội dung họp báo không vi pham các điều cấm của Luật Báo chí 2016
– Phải có người chủ trì họp báo
– Phải có địa điểm và thời gian họp báo rõ ràng
Theo quy định của pháp luật thì cứ mỗi lần tổ chức họp báo thì cá nhân, tổ chức phải xin giấy phép họp báo.
Như vậy là dù cùng ra mắt 1 sản phẩm nhương tổ chức nhiều lần thì đều phải xin phép.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Báo chí 2016 khi nhận được hồ sơ xin phép họp báo của cá nhân, tổ chức Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lời cơ quan, tổ chức, công dân về việc họp báo trong thời gian quy định là 24 giờ; trường hợp không có văn bản trả lời, tổ chức, công dân được tiến hành họp báo.
Tuy nhiên nội dung buổi họp phải đúng như trong hồ sơ đăng ký.