Gia hạn nợ là hình thức tăng thêm thời gian/ kỳ hạn vay vốn ngân hàng so với thời gian ban đầu đã ký kết do không đủ điều kiện trả nợ đúng hạn theo hợp đồng do một số nguyên nhân chính đáng. Vậy gia hạn nợ là gì? Pháp luật quy định như thế nào về việc gia hạn nợ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Gia hạn nợ là gì?
Gia hạn nợ là (Việc chủ nợ chấp thuận) kéo dài thêm khoảng thời gian ngoài thời hạn đã thỏa thuận theo yêu cầu của bên vay để người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Gia hạn nợ là quyền của chủ nợ (còn gọi là trái chủ) thực hiện khi có yêu cầu của người có nghĩa vụ (còn gọi là thụ trái). Nếu được gia hạn nợ; thì việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ vẫn được xem là đúng hạn.
Đối tượng được gia hạn nợ
Người vay bị thiệt hại về tài chính; tài sản do thiên tai; mất mùa; dịch bệnh; hỏa hoạn; rủi ro chính trị; chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; dẫn đến không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng vay vốn đã ký
Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng vay vốn đã ký
Người vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo hợp đồng vay đã ký.
Giãn nợ và gia hạn nợ có giống nhau không
Giãn nợ và gia hạn nợ tuy cách gọi khác nhau nhưng đây có thể được xem là một; mọi người có thể hiểu đơn giản 2 khái niệm này đều nói về việc kéo dài thời gian trả nợ; do khách hàng không đủ khả năng trả lãi và gốc vào đúng thời điểm đã quy định theo hợp đòng vay vốn.
Tuy nhiên giãn nợ là chương trình mà ngân hàng đề ra khi kinh tế hay người vay có vấn đề chung nào đó khó có thể giải quyết và không đủ năng lực chi trả nợ trong khoảng thời gian quy đinh; chương trình giản nợ có thể là hạ lãi suất; không thu phí; hay không thu gốc hàng tháng theo như đã quy định.
Còn đối với gia hạn nợ đó là quyền của người vay có thể muốn hoặc không muốn sử dụng chúng. Tuy nhiên việc gia hạn sẽ chỉ được áp dụng cho những khách hàng nào có mục đích chính đáng; cần thêm thời gian để chuẩn bị tài chính trả nợ; không phải người vay nào cũng được quyền gia hạn và được ngân hàng chấp thuận cho gia hạn.
Thời gian gia hạn và giãn nợ ?
Có thể gia hạn nợ nhiều lần nhưng phải đảm bảo các quy định về thời gian nhận nợ trong điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định số 34/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Xem thêm bài viết: Bị công ty nợ lương phải làm như thế nào?
Gia hạn kỳ hạn trả nợ
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:
Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh; thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc; và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Gia hạn nợ là quyền của chủ nợ thực hiện khi có yêu cầu của người có nghĩa vụ. Nếu được gia hạn nợ thì việc thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ vẫn được xem là đúng hạn.
Không phải tất cả các đề nghị xin gia hạn thời gian trả nợ của khách hàng đều được Ngân hàng đồng ý.
Việc có được duyệt yêu cầu gia hạn thời gian trả nợ hay không; phụ thuộc vào nhiều yếu tố tại thời điểm yêu cầu gia hạn.
– Khách hàng bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai; mất mùa; dịch bệnh; hỏa hoạn; rủi ro chính trị; chiến tranh gây ra ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh; dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.
– Khách hàng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; dẫn đến khách hàng không trả được nợ (gốc, lãi) đúng hạn theo Hợp đồng nhận nợ bắt buộc đã ký.