Khoe “thẻ đỏ quyền lực”, cô gái bị xử phạt 12,5 triệu

bởi PhuongMai
khoe tấm thẻ đỏ quyền lực, cô gái bị phạt 12,5 triệu đồng

Dịch bệnh Covid – 19 bùng phát khiến nhiều nơi phải phong tỏa. Thời điểm hiện tại; người dân khi ra đường cần chuẩn bị: giấy đi đường do cơ quan cấp; căn cước công dân; lịch làm việc tại cơ quan.Tuy nhiên, các lực lượng phòng chống dịch sẽ được cấp thẻ đỏ để thuận tiện hơn cho việc di chuyển. Lợi dụng điều đó; người thân của những người này có hành vi mượn thẻ để được đi lại tự do. Đồng thời, một số người còn có hành vi khoe lên mạng xã hội gây bức xúc cho nhiều người khác. Gần đây nhất; một cô gái đã khoe chiếc thẻ đỏ quyền lực này lên tiktok khiến nhiều người phẫn nộ. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:

“Khoảng 6 giờ ngày 7/8; T. đã đăng lên tiktok một đoạn video kèm theo nội dung: “Tại sao tôi vẫn đi vòng quanh Hà Nội khi có chốt á?”. Đến 14 giờ cùng ngày, T. xóa đoạn video trên. Ngày 9/8, phòng an ninh chính trị nội bộ phối hợp với công an quận Cầu Giấy lập biên bản xử phạt đối với Phạm Ngọc T. (19 tuổi); với hành vi “đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân”. Được biết tấm thẻ đỏ không phải của T. mà là của H. (người quen qua mạng của T.).Tấm thẻ đỏ là đồ H. xin của anh Phạm N.N. (28 tuổi). Tấm thẻ trên đã hết hiệu lực.”

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Nghị định 15/2020/NĐ-CP

Thế nào là hành vi đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự nhân phẩm cá nhân?

Hành vi đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự nhân phẩm cá nhân là hành vi đưa ra thông tin sai; thông tin không đúng sự thật; gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cá nhân; uy tín của tổ chức.

Trách nhiệm hành chính đối với hành vi đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự nhân phẩm cá nhân

Theo đó, hành vi khoe “thẻ đỏ quyền lực” của cô gái vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Trong đó; hành vi đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm cá nhân được quy định là hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Với hành vi này, có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc, vu khống; xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự nhân phẩm cá nhân

Hình phạt chính

Bên cạnh đó; theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); hành vi khoe tấm “thẻ đỏ quyền lực” này của cô gái; có thể phải chịu một trong các mức hình phạt sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm trong trường hợp: bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự; hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm trong các trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với 02 người trở lên; đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: vì động cơ đê hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Giải quyết tình huống

Trên thực tế; cô gái này đã bị lập biên bản và xử phạt hành chính với mức phạt là 12,5 triệu đồng. Đồng thời, cô gái cũng đã xóa đoạn video này trên nền tảng tiktok. Đây là một bài học cho không chỉ bạn gái mà còn rất nhiều người khác nữa. Bởi mạng xã hội là môi trường mở; rất nhiều người có thể tiếp cận với nội dung mà bạn tải lên nền tảng. Việc có trách nhiệm với những nội dung của mình là điều cần thiết; để đảm bảo môi trường mạng trong sạch, vững mạnh.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Khoe thẻ đỏ quyền lực, cô gái bị phạt 12,5 triệu đồng“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc cần xử lý những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi livestream có sử dụng từ ngữ gây xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý về tội danh gì?

Hành vi livestream có sử dụng từ ngữ gây xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác; có thể bị xử lý về tội “Vu khống”.

Thế nào là hành vi làm nhục người khác?

Hành vi làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Phân biệt tội làm nhục người khác và tội bức tử?

Tội làm nhục người khác khác với tội bức tử ở 2 dấu hiệu. Dấu hiệu thứ nhất là khách thể của tội phạm: khách thể của tội bức tử là người lệ thuộc người phạm tội. Dấu hiệu thứ hai là hậu quả cảu tội phạm: tội bức tử phải dẫn đến hậu quả khiến người bị xúc phạm tự tử.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm