Vi phạm hành chính là vi phạm mà cá nhân; tổ chức thường bị xử phạt do vi phạm các quy định của Nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người vi phạm thường nộp phạt vi phạm hành chính bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên hình thức nộp phạt nào là hình thức tối ưu nhất; giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại là vấn đề được người vi phạm quan tâm. Xung quanh vấn đề này chúng tôi nhận được câu hỏi như sau: “Xin chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Tôi vừa bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tôi không có thời gian đi nộp phạt. Liệu tôi nộp phạt vi phạm hành chính bằng hình thức chuyển khoản được không?
Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc như sau:
Căn cứ pháp lý
Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Nghị định 166/2013/NĐ-CP
Khi nào phải nộp phạt vi phạm hành chính?
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt vi phạm hành chính sẽ do người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân; tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
Căn cứ quy định trên; cá nhân tổ chức vi phạm quy định của pháp luật mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính; trong đó có nộp phạt vi phạm hành chính.
Hình thức nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định
Tại Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính; có quy định:
Điều 10. Hình thức, thủ tục thu, nộp tiền phạt
Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
– Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 56, Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính hoặc nộp trực tiếp cho cảng vụ hoặc đại diện cảng vụ hàng không đối với trường hợp người bị xử phạt là hành khách quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam để thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay làm nhiệm vụ trên chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; thành viên tổ bay của hãng hàng không nước ngoài thực hiện chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, theo quy định nên trên thì trong trường hợp quyết định xử phạt có ghi số tài khoản cuả Kho bạc nhà nước thì người nộp phạt được quyền nộp phạt theo hình thức chuyển khoản.
Thời gian nộp phạt vi phạm hành chính
Điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thủ tục nộp tiền phạt như sau:
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
– Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
Chú ý: Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần; trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này. Mọi trường hợp thu tiền phạt; người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.
Trường hợp không nộp phạt vi phạm hành chính sẽ bị xử lý ra sao?
Theo Điều 78 Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012; thì nếu quá thời hạn 10 ngày đã nêu thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
Tại khoản 6 điêu 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP cũng quy định:
“6. Trường hợp nộp chậm tiền phạt theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính; thì cơ quan thu tiền phạt căn cứ vào quyết định xử phạt để tính và thu tiền chậm nộp phạt.“
Như vậy Nhà nước cho người vi phạm thời gian để người đó tự nguyện thực hiện nộp phạt là 10 ngày; kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trừ trường hợp nộp phạt trực tiếp cho người xử phạt. Hết thời hạn này người vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Chương II Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định có các biện pháp cưỡng chế sau:
– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
– Khấu trừ tiền từ tài khoản
– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
– Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân; tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân; tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi trốn khỏi nơi cách ly có thể bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi buôn lậu bánh trung thu bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định hiện nay
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nộp phạt vi phạm hành chính bằng hình thức chuyển khoản được không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 có quy đinh:
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
– Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.