Đứng trước tình hình dịch bệnh kéo dài; nhiều người đã mất việc làm; không thể ổn định được cuộc sống của bản thân. Nhà nước đã phải đưa ra những mức hỗ trợ để đảm bảo cho cuộc sống của những người bị cách ly. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh như vậy; vẫn tồn tại những cá nhân không biết nghĩ đến xã hội mà chỉ quan tâm lợi ích trước mắt. Vậy hành vi đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ có thể bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Chiều 4/9, cơ quan cảnh sát điều tra TP Thủ Đức đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Huỳnh Hồng Sơn. Theo điều tra ban đầu, công an TP Thủ Đức phát hiện ông Huỳnh Hồng Sơn; lợi dụng vị trí công tác là thành viên hội đồng thẩm định; xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người lao động không ký kết hợp đồng; đã cấu kết với một số cá nhân lập hồ sơ nhận tiền dù không nằm thuộc diện theo nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND. Hành vi này của ông đã gây thất thoát tiền cho Nhà nước.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Những đối tượng thuộc diện hỗ trợ
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND; những đối tượng thuộc diện hỗ trợ cần có các điều kiện sau:
- Người lao động không giao kết hợp đồng lao động, cư trú hợp pháp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Bị mất việc làm; không có thu nhập; thu nhập dưới 4.000.000 đồng/tháng.
- Làm một trong 6 ngành nghề: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; bán vé số lưu động; tự làm, làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ).
- Thuộc một trong số các lĩnh vực phải ngưng hoạt động theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Công văn số 1749/UBND/VX ngày 30 tháng 5 năm 2021.
Thế nào là hành vi đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ?
Hành vi đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ là hành vi câu kết với một số người khác; lợi dụng chức vụ của mình; đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ mặc dù không thuộc diện được hỗ trợ của Nhà nước; gây thất thoát tài sản của Nhà nước.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ
Hành vi đưa người thân vào danh sách hỗ trợ có thể phải chịu trách nhiệm với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ; gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tổ chức; phạm tội 02 lần trở lên; gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm trong trường hợp: gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.
Giải quyết tình huống đối với trường hợp đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ
Đối với tình huống trên; hiện tại vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra. Hiện chưa xác định được số tiền mà đối tượng Huỳnh Hồng Sơn đã gây thiệt hại của Nhà nước. Từ đó, hiện vẫn chưa thể xác minh được mức án mà đối tượng này phải chịu.
Tuy nhiên, đừng trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp; hành vi của đối tượng Huỳnh Hồng Sơn sẽ bị xử lý nghiêm khắc để răn đe; tránh những vụ việc tương tự sau này.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi tiêu hủy tang vật vụ án có thể bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Cán bộ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi đưa người thân vào danh sách nhận hỗ trợ có thể bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác.
Hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ là hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.