Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội vào công cuộc chống dịch. Tuy nhiên vừa qua xuất hiện vụ việc một người dân có hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch gây bức xúc trong dư luật. Cụ thể như sau:
“Khoảng 15h ngày 25/8, tại chốt phòng chống dịch trên địa bàn tổ dân phố 2, đường Nguyễn Thái Học (Hà Đông) Thịnh, 46 tuổi, trú phường Yết Kiêu, quận Hà Đông không đeo khẩu trang, không đội mũ bảo hiểm, phóng xe máy vượt qua chốt kiểm soát. Khi được cán bộ yêu cầu dừng xe, hỏi lý do ra đường, Thịnh không chấp hành mà chửi bới.
Bị cáo cầm gạch thách thức, dọa “đập hết” ai đến gần và giật khẩu trang, giằng co chống đối khiến một công an phường Quang Trung bị xây xát. Toàn bộ hành vi của Thịnh bị người dân quay video, đăng lên mạng xã hội.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch là hành vi vi phạm pháp luật
Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Nghị định 208/2013/NĐ-CP cũng quy định như sau:
“Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.”
Như vậy hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch là hành vi vi phạm pháp luật; theo quy định trên đây chính là hành vi chống người thi hành công vụ.
Hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao ?
Xử phạt hành chính hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch
Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
………
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;”
Như vậy hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch sẽ bị xử phạt hành chính với các hành vi trên với các mức phạt tương ứng.
Xem thêm: Thông chốt Covid-19 gây thương tích cán bộ bị xử lý ra sao?
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch
Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung về tội chống người thi hành công vụ như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Xử phạt người cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch khi vi phạm quy định phòng chống dịch Covid-19
Người cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch đã vi phạm quy định phòng chống dịch như sau
– Không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài khi không cần thiết
– Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh Covid- 19
Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trên như sau:
” Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;
………….
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;”
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi đấm cảnh sát chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
- Thủ tục đăng ký luồng xanh vận tải trong mùa dịch covid 19
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao ?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 2 điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền 2-3 triệu đồng áp dụng với một trong các hành vi sau:
– Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
– Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ.
Như vậy hành vi lăng mạ lực lượng phòng chống dịch sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng
Hành vi đăng tin sai sự thật về dịch bệnh Covid – 19 có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với pháp nhân.