Buôn bán người qua biên giới vốn là một tội phạm nguy hiểm; nhưng lại rất khó kiểm soát. Việc khó kiểm soát xuất phát từ việc địa hình biên giới khó khăn, hiểm trở. Nước ta lại có đường biên giới dài; lực lượng mỏng khiến việc kiểm soát khó khăn hơn bao giờ hết. Trong khi đó, tại các nước láng giềng; tình trạng khan hiếm phụ nữ do hệ quả của tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khiến nhiều người có nhu cầu tìm mua vợ từ các nước khác. Điều này tạo điều kiện cho việc lừa đảo buôn bán người qua biên giới diễn ra nhiều hơn bao giờ hết. Vậy hành vi lừa đảo buôn bán người qua biên giới bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cao Bằng vừa bắt giữ 2 đối tượng trong đường dây mua bán người xảy ra tại xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng. Hai đối tượng là anh em ruột gồm Hoàng A Vừ (SN 1988); Hoàng A Páo (SN 1997) cùng trú tại Cao Bằng. Được biết, khoảng đầu tháng 2/2021; Hoàng A Vừ có quan hệ tình cảm với T. Ngày 7/3/2021, Vừ hẹn T đi nhà nghỉ và hứa sẽ trả cho T số tiền 3 triệu đồng. Sau khi T đồng ý, Vừ rủ Páo cùng đưa T vượt biên sang Trung Quốc. Tại đây, Vừ đã nhận 7.000 Nhân dân tệ theo thỏa thuận từ một người đàn ông Trung Quốc; uy hiếp, ép buộc T làm vợ của người đó. Sau khi nhận đủ tiền, Vừ và Páo về địa phương.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi lừa đảo buôn bán người qua biên giới?
Hành vi lừa đảo là hành vi sử dụng thủ đoạn; lừa dối người khác nhằm thực hiện mục đích của bản thân.
Hành vi buôn bán người qua biên giới là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác nhằm thực hiện các hành vi buôn bán người qua biên giới.
Xử lý hình sự đối với hành vi lừa đảo buôn bán người qua biên giới
Theo đó, hành vi lừa đảo buôn bán người qua biên giới có thể đối mặt với một trong hai tội danh sau:
Tội mua bán người
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác để thực hiện các hành vi:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người khác để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm trong trường hợp: có tổ chức; vì động cơ đê hèn; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đối với từ 02 người đến 05 người; phạm tội 02 lần trở lên.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: có tính chất chuyên nghiệp; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Tội mua bán người dưới 16 tuổi
Phạt tu từ 07 năm đến 12 năm đối với các hành vi:
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.
- Chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16 tuổi để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp: lợi dụng chức vụ, quyền hạn; lợi dụng hoạt động cho, nhận con nuôi để phạm tội; đối với từ 02 người đến 05 người; đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phạm tội 02 lần trở lên; vì động cơ đê hèn; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đối với 06 người trở lên; tái phạm nguy hiểm.
Giải quyết tình huống
Từ tình huống trên, nạn nhân sinh năm 1992; tính đến thời điểm vụ việc xảy ra; nạn nhân đã là người trưởng thành. Vậy nên; tội danh mà 02 nghi phạm phải chịu ở đây là tội “Mua bán người”.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); có thể thấy 02 nghi phạm có thể phải chịu hình phạt tù từ 08 năm đến 15 năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi mua bán tinh trùng trong trại giam bị xử lý như thế nào?
- Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
- Buôn bán xì gà lậu bị phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Lừa đảo buôn bán người qua biên giới bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khi hành vi buôn bán người được thực hiện qua một nước thứ 3; cần xác định:
– nạn nhân trong trường hợp này là ai?
– người thực hiện hành vi là người nước nào?
– hành vi phạm tội xảy ra ở đâu?
Hành vi buôn bán người nhằm lấy bộ phận cơ thể không thể bị xử lý vì tội xâm phạm thi thể người; mà có thể bị xử lý tội mua bán ngươi với tình tiết tăng nặng “nhằm lấy bộ phận cơ thể người”; hoặc “đã lấy bộ phận cơ thể người”.
Nam giới hoàn toàn có thể là nạn nhân của hành vi buôn bán người.