Rừng hiện đang là thứ được Nhà nước ưu tiên bảo vệ. Mỗi năm khi tết đến xuân về; chúng ta lại giương cao khẩu hiệu “Trồng rừng” với mong muốn khôi phục lại diện tích rừng đã bị phá hoại. Bởi bên cạnh việc tạo nên cảnh quan đẹp; rừng còn giúp điều hòa nhiệt độ và thời tiết;…Tuy nhiên, những cánh rừng cổ thụ thường được rất nhiều người săn tìm làm đồ nội thất. Vậy hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn có thể bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:
“Ông Phạm Đình Tuấn, Trạm trưởng Trạm quản lý bảo vệ rừng huyện Minh Long thừa nhận; việc khai thác gỗ trái phép trong rừng phòng hộ có diễn ra. Các cây gỗ bị chặt hạ chủ yếu là sến, chò, dẻ, gõ…Ông Trần Văn Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Long cho biết; hiện tại Hạt chưa tiếp nhận thông tin các đối tượng khai thác gỗ trái phép ở đầu nguồn Thác Trắng. Qua thông tin báo chí phản ánh; thời gian tới, Hạt sẽ bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuần tra; truy quét để có hướng xử lý.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn?
Hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn là hành vi chặt, phá hoại rừng; đốt, phá rừng trái phép; hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng.
Xử lý hình sự với hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn
Hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn có thể bị xử lý với tội danh “Hủy hoại rừng”. Các mức hình phạt đặt ra đối với hành vi này là:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 mét vuông đến dưới 7.000 mét vuông.
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; tái phạm nguy hiểm; rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông đến dưới 10.000 mét vuông.
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông trở lên.
- Ngoài ra, người phạm tội con có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại các điều này thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Giải quyết tình huống
Do chưa điều tra được rõ chủ thể thực hiện hành vi cũng như diện tích rừng đã bị tàn phá; nên chưa thể định mức rõ ràng mức phạt đối với hành vi chặt phá rừng đầu nguồn.
Có thể bạn quan tâm:
- Hủy hoại rừng bị xử phạt như thế nào?
- Hành vi huỷ hoại rừng phòng hộ bị xử lý như thế nào?
- Lâm tặc khống chế bảo vệ rừng bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
- Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Chặt rừng phòng hộ đầu nguồn có thể bị xử phạt đến 15 năm tù“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi chặt rừng phòng hộ đầu nguồn nếu là do một nhóm lâm tặc làm thì sẽ xử lý theo từng cá nhân phạm tội. Pháp nhận phạm tội chỉ được đặt ra nếu đó là doanh nghiệp, HTX có tư cách pháp nhân có hành vi phạm tội.
Hành vi chặt phá rừng có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Để xác định mức phạt cho hành vi hủy hoại rừng thường phải căn cứ vào các yếu tố:
– diện tích rừng bị phá hoại.
– chủ thể thực hiện hành vi.
– nhân thân của chủ thể thực hiện hành vi.