Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử lý như thế nào?

bởi HoaiThu
hanh-vi-huy-hoai-nguon-loi-thuy-san-bi-xu-ly-nhu-the-nao

Chào Luật sư. Ở quê tôi có một con sông. Thời gian gần đây, người dân quê tôi phát hiện các đối tượng dùng thiết bị điện để đánh cá dưới lòng sông. Hành vi này gây ra hiện tượng cá nhỏ chết hàng loạt. Tôi muốn hỏi rằng hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Bộ luật dân sự 2015

Luật Thuỷ sản 2017

Nội dung tư vấn

Nguồn lợi thuỷ sản là gì?

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Luật Thuỷ sản 2017:

“Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.”

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là gì?

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội; được quy định trong Bộ luật hình sự; do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý; xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với thủy sản.

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điều 242 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản:

Chủ thể

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản xâm phạm đến chế độ quản lý; bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi:

Có một trong các hành vi sau:

  • Sử dụng chất độc; chất nổ; các hóa chất khác; dùng điện hoặc các phương tiện; ngư cụ khác bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản.
  • Khai thác thủy sản tại khu vực bị cấm; trong mùa sinh sản của một số loài hoặc vào thời gian khác mà pháp luật cấm.
  • Khai thác các loài thủy sản quý hiếm bị cấm (theo  quy định của Chính phủ).
  • Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản quý hiếm được bảo vệ (theo quy định của Chính phủ).
  • Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Về hậu quả:

Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là:

  • Thiệt hại về tính mang: làm chết một người (như dùng điện rà cá làm chết người…).
  • Thiệt hại về sức khỏe: Gây tổn hại sức khỏe cho một người với tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên (như dùng thuốc nổ đánh cá dẫn đến làm người khác bị tổn hại sức khỏe).
  • Thiệt hại về tài sản: Từ ba mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng (làm chết các loại thủy sản; làm mất một số loài thủy sản quý hiếm…).
  • Gây ô nhiễm môi trường.

Đối với trường hợp không gây hậu quả nghiêm trọng thì phải thuộc một trong các trường hợp sau mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này (nêu ở trên) mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hình phạt

Khung 1: bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

  • Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
  • Khai thác thủy sản trong khu vực cấm hoặc trong khu vực cấm có thời hạn;
  • Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 244 của Bộ luật này;
  • Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Vi phạm quy định khác của pháp luật về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

Khung 2: phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:

Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

Khung 3: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Khung hình phạt này áp dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Giải quyết vấn đề

Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội; tác động xấu đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái. Do đó, cá nhân hay pháp nhân có hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề Hành vi huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản bị xử lý như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này; hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp nhân thương mại là gì?

Theo quy định tại điều 75 Bộ luật dân sự 2015, khái niệm pháp nhân thương mại được quy định như sau:
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
 

Huỷ hoại rừng phòng hộ có diện tích từ 4.000 mét vuông bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 điều 243 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017: hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng phòng hộ có diện tích 4.000 mét vuông sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm