Thời gian để giải quyết một vụ án hình sự luôn là câu hỏi và băn khoăn của nhiều người. Phạt hiện tội phạm là một chuyện, những giai đoạn, quy trình đằng sau đó để đưa ra xét xử là một vấn đề lớn, do đó thời gian sau kéo dài rất nhiều tùy vào tính chất vụ án.
Căn cứ:
- Bộ luật tố tụng hình sự
- Bộ luật hình sự 2015
Nội dung:
1. Các bước để giải quyết vụ án hình sự
Tôi tạm chia làm 3 bước chính để giải quyết một vụ án hình sự:
Bước 1: Khởi tố hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự. Dựa trên dư luận xã hội, thông tin đại chúng hoặc tin tố giác tội phạm…. các cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
Bước 3: Xét xử
Khi có đủ căn cứ pháp lý, tòa án sẽ ấn định thời gian để đưa vụ án hình sự ra giải quyết.
Phần lớn, sự mất thời gian và kéo dài việc giải quyết vụ án hình sự bắt nguồn từ giai đoạn 1 và 2 của quy trình này.
2. Giai đoạn khởi tố hình sự
Như đã nói, dựa trên nguồn thông tin như:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.
Cơ quan điều tra sẽ tiến hành quá trình kiểm tra và xác minh, theo quy định tại Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì:
Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
Tóm gọn: Mất đến 20 ngày hoặc tối đa là 5 tháng để điều tra xác minh. Kết quả quá trình này có thể là Quyết định khởi tố vụ án.
3. Giai đoạn điều tra vụ án
Theo đánh giá, đây là giai đoạn mất thời gian nhất và phụ thuộc vào phân loại tội phạm. Cụ thể theo quy định tại Điều
VD: Khoản 2 Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:
Điều 172. Thời hạn điều tra
1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2. Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
3. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.
Tóm tắt thì sẽ là:
- Tội ít nghiêm trọng: Từ 2 tháng đến 4 tháng điều tra
- Tội nghiêm trọng: Từ 3 tháng đến 8 tháng điều tra
- Tội rất nghiệm: Từ 4 tháng đến 12 tháng điều tra
- Tội đặc biệt nghiêm trọng: Từ 4 tháng đến 16 tháng điều tra