Tham nhũng là một vấn đề có tính chất nóng bỏng trong xã hội. Bởi nó ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một số chủ thể nhất định. Có thể thấy rằng, tham nhũng xảy ra trong mọi lĩnh vực; với quy mô và tính chất ngày càng lan rộng phức tạp hơn. Bên cạnh việc phát hiện tham nhũng, việc xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng cũng là điều mà mọi chủ thể quan tâm tới. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định gì về nguyên tắc và cơ sở xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
- Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017
Nội dung tư vấn
Khái niệm
Tội phạm tham nhũng là gì?
- Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kì người nào có chức vụ, quyền hạn; hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ quyền hạn; hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi.
- Theo nghĩa hẹp, khái niệm tham nhũng được quy định tại Điều 3 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn đó vì vụ lợi”.
- Các hành vi tham nhũng bị coi là tội phạm khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về tham nhũng được quy định tại Mục 1; chương XXIII BLDS Việt Nam năm 2015.
- Tội phạm tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước; trong các tổ chức chính trị, xã hội; hay trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế, tài chính công hoặc các tổ chức; doanh nghiệp ngoài nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm mục đích vụ lợi; xâm hại tới hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, đơn vị công; lợi ích của Nhà nước; được quy định trong BLHS Việt Nam.
Thiệt hại trong vụ án tham nhũng
- Thiệt hại trong vụ án tham nhũng là những tổn thất vật chất; hoặc tinh thần do tài sản, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín; lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, pháp nhân Nhà nước bị nhóm chủ thể thực hiện hành vi phạm tội tham nhũng xâm phạm.
- Xác định thiệt hại trong vụ án tham nhũng là hoạt động do các cơ quan nhà nước; hoặc chủ thể khác thực hiện bằng các cách thức; biện pháp khác nhau nhằm tính toán những tổn thất đã xảy ra đối với mỗi chủ thể; khi quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm bởi hành vi phạm tội tham nhũng.
Ý nghĩa của việc xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng
- Đối với người bị hại: hoạt động xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng là hoạt động gọi tên những lợi ích mà người bị thiệt hại đã bị xâm phạm; định lượng tổn thất vật chất đã mất do hành vi phạm tội tham nhũng gây ra.
- Đối với việc xác định trách nhiệm hình sự: Kết quả của hoạt động xác định thiệt hại là yếu tố định tội danh; khung hình phạt đối với người phạm tội tham nhũng.
- Đối với nhà nước và xã hội: Hoạt động xác định thiệt hại tạo môi trường đầu tư an toàn, đáng tin cậy của Việt Nam; thúc đẩy quan hệ giao lưu thương mại với các đối tác trên thế giới. Bảo đảm trật tự an toàn xã hội, phục hồi mối quan hệ do tội phạm tham nhũng gây ra thông qua nhiều hình thức khác nhau.
Nguyên tắc và cơ sở xác định thiệt hại theo quy định pháp luật
Nguyên tắc xác định thiệt hại
Theo quy định tại Điều 585 BLDS năm 2015 thì việc xác định thiệt hại phải dựa trên những nguyên tắc sau:
- Thiệt hại thực tế phải được xác định toàn bộ và kịp thời. Chỉ khi thiệt hại được xác định kịp thời, toàn bộ; thì việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng nói riêng; mới được thực hiện đúng nguyên tắc. Thiệt hại được xác định toàn bộ; được hiểu là hành vi phạm tội tham nhũng của chủ thể có chức vụ; quyền hạn đã gây ra phải được thống kê, tính toán; định lượng xác định cụ thể, rõ ràng. Thiệt hại trong các vụ án tham nhũng phải được xác định kịp thời; nghĩa là việc xác định thời hạn tính thiệt hại trong các vụ án tham nhũng phải được thực hiện sớm; bảo đảm tính đầy đủ, tránh tẩu tán, tổn thất,…
Bên cạnh quy định của BLDS 2015; hoạt động xác định thiệt hại trong vụ án tham nhũng do cán bộ; công chức trong cơ quan nhà nước gây ra; còn phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, cụ thể:
- Xác định thiệt hại bồi thường trong các vụ án nói chung; và án tham nhũng nói riêng cần phải được thực hiện kịp thời; công khai, bình đẳng, trung thực, đúng pháp luật; Đảm bảo việc xác định thiệt hại này; theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017.
- Xác định thiệt hại bồi thường trong các tham nhũng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
- Mức bồi thường phải được ghi rõ trong văn bản; hoặc quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Cơ sở xác định thiệt hại phải bồi thường
Tương tự BLHS, BLDS năm 2015 quy định cơ sở xác định hiệt hại; dựa trên định lượng thiệt hại. Đó là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
- Định lượng những thiệt hại về vật chất: dựa trên số lượng thiệt hại thực tế đã xảy ra do hành vi tham nhũng đã gây tổn thất cho những đối tượng đã được chỉ định để bảo vệ.
- Định lượng những thiệt hại về tinh thần bị xâm phạm trong trường hợp các bên không đạt được sự thỏa thuận.
BLDS 2015 và Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước; thống nhất quy định cơ sở để xác định thiệt hại được bồi thường là: Thiệt hại thực tế đã xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều cần biết khi Luật phòng chống tham nhũng có hiệu lực
- Chế tài xử lý đối với công chức tham nhũng
- Tham nhũng tiền cứu trợ covid 19 bị phạt tù bao nhiêu năm ?
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nguyên tắc và cơ sở xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 353 bộ luật hình sự hiện hành. Tội tham ô được quy định trong Bộ luật hình sự, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lí thành tài sản riêng
Các bên chủ thể có thể thực hiện hoạt động xác định thiệt hại như: Cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát hay; hoạt động giám định của giám định viên.