Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các đương sự thực hiện quyền “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự. Đây chính là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS). Vậy thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được quy định như thế nào?
Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cở sở pháp lý
Khái niệm
Đương sự là gì?
Theo Khoản 1, Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự, đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thỏa thuận là gì?
Theo Từ điển Tiếng Việt, thỏa thuận có nghĩa là đi tới sự đồng ý sau khi cân nhắc, thảo luận. Dưới góc độ “ngôn ngữ học”, sự thoả thuận được hiểu với nghĩa là sự đồng ý, nhất trí với nhau sau khi bàn bạc, theo đó có thể hiểu thỏa thuận là sự thống nhất ý chí chung mà không có bất kỳ sự đối lập nào khác giữa các bên liên quan.
Công nhận sự thỏa thuận là gì?
Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là hoạt động của Tòa án, cụ thể là Thẩm phán; Hội đồng xét xử trong việc xem xét; thừa nhận và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án dân sự trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Quyết định sự thỏa thuận của đương sự là gì?
Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự là văn bản do Tòa án; mà cụ thể là Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ban hành; nhằm công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo đúng quy định pháp luật về điều kiện thỏa thuận; ở các giai đoạn tố tụng khác nhau. Chẳng hạn, quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự được Hội đồng xét xử ban hành tại phiên tòa xét xử sơ thẩm khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 184, điều 185, điều 187 BLTTDS; thì thẩm phán là người chủ trì phiên hòa giải và ra quyết định công nhận sự thỏa thỏa thuận của các đương sự. Khi tiến hành hòa giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình; phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.
Thẩm phán xác định những vấn đề đã được các bên thống nhất; những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày về những nội dung chưa rõ; chưa thống nhất. Thẩm phán kết luận những vấn đề các bên đương sự đã hòa giải thành và vấn đề chưa thống nhất. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ án; thì thẩm phán lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Nếu không có bên nào thay đổi ý kiến thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trường hợp các đương sự tự thỏa thuận và yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận
Việc thỏa thuận của các đương sự được thực hiện ở các thời điểm khác nhau của qúa trình tố tụng. Cụ thể, thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận như sau:
Ở thời điểm trước khi mở phiên tòa sơ thẩm thì việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự sẽ thuộc về thẩm phán được phân công giải quyết vụ án (điều 11 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP). Tuy nhiên, ở thời điểm sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm mà các đương sự tự thỏa thuận với nhau; và yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận thì ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu thẩm phán ra quyết định thì vụ án này sẽ có 2 quyết định. Một là quyết định đưa vụ án ra xét xử; Hai là quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Như vậy có hợp lý hay không?
Tại phiên tòa sơ thẩm thì theo quy định tại điều 220 BLTTDS; thì thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thuộc về hội đồng xét xử sơ thẩm.
Các đương sự tự thỏa thuận ở thời điểm trước khi mở phiên toàn phúc thẩm hay tại phiên tòa phúc thẩm và yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận thì thẩm quyền thuộc về hội đồng xét xử phúc thẩm.
Ở thủ tục giám đốc thẩm; tái thẩm do BLTTDS chưa có quy định về việc đương sự tự thỏa thuận và yêu cầu tòa án công nhận; cũng như chưa có quy định về thẩm quyền công nhận.
Trường hợp đương sự vắng mặt
Khoản 3 Điều 209 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) 2015 quy định:
“3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt; nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt; thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.”
Khoản 3 Điều 212 BLTTDS 2015 quy định thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp vụ án có nhiều đương sự mà tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải mà có đương sự vắng mặt; nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải; mà thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt; thì thỏa thuận này chỉ có giá trị; và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thẩm quyền công nhận sự thỏa thuận của các đương sự”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự. Cơ sở của hòa giải VADS là quyền tự định đoạt của các đương sự.
Theo quy định của pháp luật, những vụ án dân sự sau không tiến hành hòa giải:
Thứ nhất, yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
Thứ hai, những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
Việc tiến hành hòa giải phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự; không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực; bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.