Thủ tục thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào?

bởi MyNgoc
Thủ tục thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào?

Thủ tục thanh lý hợp đồng mang một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động về dân sự. Thông qua biên bản thanh lý hợp đồng dân sự nói chung thì các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện các điều khoản, nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Vậy thủ tục thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015.

Nội dung tư vấn

Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Thủ tục thanh lý hợp đồng được thực hiện trong trường hợp nào?

Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của các bên;
  • Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;
  • Chủ thể giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;
  • Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;
  • Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Mục đích của thủ tục thanh lý hợp đồng

  • Thông qua việc các bên thực hiện thanh lý hợp đồng thì qua đó các bên sẽ xác nhận mức độ công việc mình đã hoàn thành được đến đâu, có đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chí trong hợp đồng hay không. Từ đó xác định nghĩa vụ và trách nhiệm, hậu quả của các bên sau khi thực hiện thanh lý hợp đồng.
  • Tính từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý thì quan hệ hợp đồng coi như đã được chấm dứt và các bên cần nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ tồn đọng của hợp đồng nếu có.
  • Hạn chế được các tranh chấp về sau cũng như là cơ sở để giải quyết phát sinh về các tồn đọng khi mà các bên vẫn cố tình không thực hiện nốt nghĩa vụ hợp đồng đã được ghi nhận trong biên bản thanh lý hợp đồng.

Thủ tục thanh lý hợp đồng

Thủ tục thành lý hợp đồng sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng

Khi thanh lý hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.

Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên

Trong thủ tục thanh lý hợp đồng, khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần thực hiện như sau:

  • Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
  • Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
  • Với trường hợp các bên chấm dứt vì các lý do như đơn phương tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết như bồi thường giá trị hợp đồng như thế nào và thời hạn bao lâu thì bên vi phạm phải có trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.

Có thể bạn quan tâm

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Thủ tục thanh lý hợp đồng được thực hiện như thế nào?. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.

Các trường hợp thanh lý hợp đồng?

– Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của các bên;
– Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;
– Chủ thể giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
– Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;
– Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;
– Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
– Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì làm như thế nào?

  • Cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật Dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
  • 5/5 - (2 bình chọn)

    Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

    Có thể bạn quan tâm