Tòa án tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự chính là giải quyết những yêu cầu của đương sự trong vụ án. Đó là các nội dung, yêu cầu trong đơn khởi kiện, các yêu cầu mà đương sự có quyền được phép thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ án, pháp luật cho phép đương sự có quyền thay đổi yêu cầu ban đầu của mình. Đây là một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự. Vậy quy định của pháp luật về Quyền thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa như thế nào?
Tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Cơ sở pháp lý
Thay đổi yêu cầu là gì?
Yêu cầu của đương sự là những vấn đề mà đương sự đưa tra trong quá trình tố tụng, mong muốn tòa án xem xét giải quyết. Yêu cầu của đương sự là sự thể hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự; bao gồm các yêu cầu về nội dung và yêu cầu về tố tụng.
Quyền thay đổi yêu cầu là một trong các quyền của đương sự; được công nhận bởi các quy định của BLTTDS 2015. Thay đổi yêu cầu là việc đương sự đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu của họ để tòa án xem xét giải quyết trong cùng vụ án. Việc thay đổi này không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật tranh chấp mới mà chủ là thay đổi quan hệ pháp luật tranh chấp này sáng quan hệ pháp luật tranh chấp khác.
Quyền thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa
Theo quy định tại khoản 4 điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền thay đổi yêu cầu của mình trong quá trình tòa án giải quyết vụ án. Việc thay đổi bổ sung yêu cầu của đương sự được thực hiện trước khi tòa án mở phiên tòa và tại phiên tòa. Tuy nhiên không phải trường hợp nào việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự cũng được tòa án chấp nhận.
Tại mục 7 phần IV công văn 01/2017/GĐ-TANDTC quy dịnh:
Theo quy định tại Điều 5, khoản 4 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 3 Điều 200, khoản 2 Điều 210, Điều 243 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì:
- Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu.
Khi bắt đầu phiên tòa
Khi bắt đầu phiên tòa, đương sự có thể thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện theo điều 243 BLTTDS 2015 như sau:
Thủ tục hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu được bắt đầu bằng việc chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về các vấn đề sau đây:
1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.
2. Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không.
3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.
Hội đồng xét xử xem xét
Sau khi hỏi đương sự, hội đồng xét xử xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu theo điều 244 BTTDS 2015 như sau:
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Như vậy, nếu đương sự thay đổi yêu cầu trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra, gia nộp, tiếp cận chứng cứ và hòa giải thì sẽ được tòa án chấp nhận. Sau thời điểm này, tòa án chỉ chấp nhận việc thay đổi, bổ sung nếu yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu.
Thế nào là thay đổi yêu cầu không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể Thế nào là thay đổi yêu cầu không vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu. Do đó, trên thực tế vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau.
Có thể hiểu, thy đổi yêu cầu là việc đương sự đưa ra một yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu của họ để tòa án xem xét giải quyết trong cùng vụ án. Việc thay đổi này không làm phát sinh thêm quan hệ pháp luật mà chỉ là thay đổi quan hệ tranh chấp này sang quan hệ tranh chấp khác.
Tòa án chỉ xem xét yêu cầu của đương sự có vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu hay không trong trường hợp đương sự có thay đổi yêu cầu sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Quyền thay đổi yêu cầu của đương sự tại phiên tòa“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng lựa chọn. Để sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, hãy liên hệ qua số hotline: 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.