Livestream xem bói có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

bởi
Livestream xem bói có phải hành vi vi phạm pháp luật không?

Hình ảnh những người thầy bói không còn quá xa lạ đối với mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của các mạng xã hội, đã xuất hiện rất nhiều các thầy bói, cô đồng tử vi ở trên mạng với hàng trăm thậm chí hàng nghìn lượt xem và tương tác. Liệu việc xem bói trên mạng của những thầy bói,cô đồng này có hợp pháp không?

Căn cứ:

  • Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
  • Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 
  • Nghị định 158/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

1. Livestream xem bói trên mạng có trái pháp luật không?

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản được Hiến pháp công nhận của mỗi người, tuy nhiên, các hành vi mê tín dị đoan lại đáng bị lên án. Bởi lẽ mê tín dị đoan là là hành vi bắt nguồn từ những kẻ xấu trong vai các thầy bói, cô đồng lợi dụng lòng tin của người khác để trục lợi. Hành vi này để lại những hệ quả xấu cho xã hôi, làm méo mó hình ảnh về tín ngưỡng và tôn giáo. Pháp luật nghiêm cấm hành vi mê tín, dị đoan thông qua việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm hại đến chế độ chính trị, an ninh quốc phòng; đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản của người khác và có những hành vi trục lợi bất chính. Cụ thể tại Khoản 4, 5 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:

Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm

4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Thực tế thấy được từ các Livestream hiện nay trên mạng xã hội của các thầy bói, cô đồng tử vi đều là hoạt động mê tín dị đoan. Bởi lẽ những đối tượng lợi dụng sự mệ tín, cả tin của những người dùng mạng xã hội để trục lợi bất chính. Những người dùng chỉ cần để lại số điện thoại, gửi hình hoặc đôi khi chỉ cần like và comment bên dưới là thầy bói, cô đồng đó đã phán được về tương lai công danh, sự nghiệp, gia đình của người đó. Về phía người dùng mạng xã hội thì do tình tò mò và cả tin, khi thầy bói phán thì đều nghe răm rắp. Thầy phán phải mua bùa, mua vòng tơ duyên gì cũng mua.

Như vậy việc hành vi trên đã cấu thành nên hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo trục lợi trái phép.

2. Xử phạt

Các Livestream nhằm bói toán, thể hiện mê tín dị đoan có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 158/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về nếp sống văn hóa

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;

Như vậy, các thầy bói, cô đồng trên mạng xã hội có thể phải chịu mức phạt từ 300.000 đến 500.000 đồng vì hành vi tổ chức xem bói và trục lợi trái phép. Nếu như các đối tượng đã bị xử phạt hành chính vì hành vi mê tín, dị đoan thông qua xem bói mà vẫn có hành vi tái phạm thì có thể phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 320 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Có thể thấy, mức phạt cao nhất đối với hành vi mê tín dị đoan thông qua hình thức Livestream xem bói có thể chịu án tù tới 10 năm nếu gây ra những hậu quả và tổn thất lớn cho người khác và cho xã hội. Đồng thời có thể chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền lên tới 50 triệu đồng.

Tín ngưỡng tôn giáo là điều thiêng liêng, nhưng chúng ta nên thận trọng, tỉnh táo để không bị mắc vào cạm bẫy lừa đảo của những đối tượng xấu mê tín dị đoan dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn về Livestream xem bói có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm