Livestream trong rạp chiếu có thể bị phạt tới 3 năm tù

bởi
livestream trong rạp chiếu phim

Việc ra rạp để xem những bộ phim “hot” thì không còn là điều gì quá xa lạ. Tuy nhiên, vì muốn chia sẻ khoảnh khắc thú vị trong phim với bạn bè, người thân hay một nhóm cộng đồng thì người xem thường quay video, thậm chí là livestream trực tiếp. Vậy hành vi như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ:

Luật sở hữu trí tuệ 2005

Nghị định 131/2013/NĐ-CP

Bộ luật hình sự 2015

Nội dung tư vấn

1. Tại sao các rạp chiếu phim không cho quay video?

Trước đây, để đăng ký kinh doanh sản xuất phim, đoàn làm phim phải có số vốn tối thiểu là 1 tỷ đồng, chưa kể các chi phí khác. Xét về mặt kinh tế, việc các rạp chiếu mua lại bản quyền chiếu phim cũng là một số tiền rất lớn. Trong khi đó, một vé xem phim chỉ dao động khoản 100.000 đồng 1 vé, một video quay lại hay phát trực tiếp, với tốc độ mạng hiện nay thì hàng ngàn người xem là chuyện bình thường, nhân cho giá một vé là số tiền rất lớn mà các nhà làm phim, doanh nghiệp phải chịu rủi ro, mất mát doanh thu, chưa kể phòng vé không thể bán suất chiếu phim.
Hành vi quay video hoặc phát trực tiếp (livestream) bộ phim lên mạng xã hội để lưu giữ hoặc chia sẻ cho người khác là hành vi sao chép mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cixng là điều cấm theo quy định tại khoản 6 Điều 28, Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

….

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

Điều 35. Hành vi xâm phạm quyền liên quan

….

5. Sao chép, trích ghép đối với cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không được cho phép bởi người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.

Tất nhiên, có những trường hợp mà quay video nhưng không bị xử phạt hay vi phạm được quy định tại Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
a. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
đ. Sao chép tác phẩm trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

2. Mức xử phạt nếu vi phạm

Tất nhiên, đã là vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử phạt mà tùy vào từng mức độ mà pháp luật quy định mức xử phạt với các hành vi trên bao gồm hành vi sao chép trái phép tác phẩm khi chưa có sự đồng ý của chủ sở hữu bộ phim và hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng về bộ phim chưa được chủ sở hữu cho phép công chiếu. Căn cứ Điều 18, 25 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính sẽ là:

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Điều 25. Hành vi xâm phạm quyền phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn chưa được định hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của người biểu diễn, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc dỡ bỏ bản sao cuộc biểu diễn vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Như vậy, ở một phạm vi vi phạm nhỏ thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính với mức cao nhất là 40 triệu đồng mà thôi.

Vi phạm nặng hơn, tính chất phức tạp hơn thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 225 của Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan

1. Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở lên;

đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Mức xử lý hình sự có thể là cải tạo không giam giữ cho đến phạt tù 3 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng hay sự thu lợi bất chính. Như vậy, khi xem phim ở rạp thì tuân thủ nội quy cũng chính là cách để bảo vệ bản thân chúng ta khỏi rủi ro pháp lý. 

Chúng tôi có hỗ trợ tư vấn về thủ tục đăng kí bản quyền tác giả và các dịch vụ liên quan tới sở hữu trí tuệ.

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833102102

Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm