Căn cước công dân là giấy tờ quan trọng của mỗi công dân; giúp công dân khi tham gia vào các hoạt động, giao dịch trong cuộc sống được nhận dạng, xác thực lai lịch an toàn; giúp các cơ quan quản lý dễ dàng nắm bắt thông tin công dân; đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự xã hội. Trong năm 2021 vừa qua, Bộ Công an đã chủ trì, phân công cho các cơ quan công an địa phương đẩy mạnh tổ chức việc cấp mới mẫu thẻ CCCD cho người dân trên cả nước; tuy nhiên đến nay sau khi thực hiện việc đổi thẻ CCCD gắn chip, qua một khoảng thời gian dài, nhiều người dân vẫn chưa được nhận thẻ mới. Sau đây là những hướng dẫn của Luật sư X trong trường hợp người dân chưa được nhận CCCD gắn chip.
Căn cứ pháp lý
- Luật Căn cước công dân 2014
- Nghị định 37/2021/NĐ-CP
- Thông tư 59/2021/TT-BCA
- Thông tư 06/2021/TT-BCA
- Thông tư 60/2021/TT-BCA.
Nội dung tư vấn
Căn cước công dân là gì?
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014. Thẻ CCCD vừa qua mà người dân cả nước phải đi đổi là thẻ CCCD theo mẫu quy định tại Thông tư 06/2021/TT-BCA; Thẻ hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm; chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm; độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm; bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm với mặt trước bên phải có mã QR; mặt sau bên phải được gắn chip điện tử.
Quy định về trình tự thủ tục cấp CCCD gắn chip
Căn cứ điều 11 Thông tư 59/2021/NĐ-CP. Trình tự, thủ tục cấp CCCD được quy định như sau:
- Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
- Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân; Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có); Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
- Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng. Trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
- Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
- Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu. Cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát. Để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại khi chưa nhận được CCCD gắn chip
Căn cứ vào điều 25 Luật Căn cước công dân 2014. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại CCCD được quy định như sau:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo. Không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 11, Thông tư 60/2021/TT-BCA. Thời hạn để công dân nhận được thẻ CCCD chỉ tối đa từ 7- 8 ngày làm việc
Chưa nhận được CCCD gắn chip, người dân cần làm gì?
Theo khoản 2, điều 8, Thông tư 59/2021/TT-BCA; trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác cấp, quản lý Căn cước công dân thuộc về Công an cấp huyện. Như vậy trong trường hợp người dân đã thực hiện đúng thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD ở trên mà đã quá thời hạn nhận vẫn chưa được nhận thẻ. Người dân có thể liên lạc, tìm đến Cơ quan công an cấp huyện nơi trường thú, tạm trú đã tiếp nhận hồ sơ để hỏi về việc nhận CCCD.
Đối với công dân có hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố khác. Liên hệ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an thành phố (số điện thoại 069.219.1556); hoặc đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội công an các quận, huyện, thị xã, nơi tiếp nhận hồ sơ ban đầu để nhận kết quả.
Đối với công dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố Hà Nội. Liên hệ công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú để nhận kết quả cấp căn cước công dân.
Trong trường hợp công dân đã liên hệ tới các đơn vị nêu trên nhưng không nhận được thẻ căn cước công dân, Công an thành phố đề nghị công dân cung cấp và gửi các thông tin. Bao gồm: Họ và tên; ngày sinh; hộ khẩu thường trú; số điện thoại; nơi tiếp nhận hồ sơ cấp căn cước công dân; thời gian làm thủ tục cấp căn cước công dân, về hòm thư điện tử: giaidapcccd.cahn@gmail.com; hoặc liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 069.219.1556. Để được kiểm tra, hướng dẫn và thông báo kết quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Làm mất thẻ căn cước công dân gắn chip có sao không?
- Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
- Thủ tục làm lại thẻ căn cước công dân gắn chip bị hỏng
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về bài viết Chưa nhận được CCCD gắn chip người dân cần làm gì? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn. Vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Công an cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác cấp, quản lý Căn cước công dân. Theo khoản 2, điều 8, Thông tư 59/2021/TT-BCA.
Câu trả lời là có. Trong trường hợp bạn không thường trú tại Hà Nội nhưng có đăng ký tạm trú tại Hà Nội thì có thể đến Công an cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội để làm thủ tục cấp CCCD.