Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Pháp luật quy định người sử dụng phương tiên giao thông không được thực hiện các hành vi bao gồm hành vi sử dụng thiết bị âm thanh làm cản trở sự nghe của người tham gia, cụ thể là tai phone, trừ khi đeo thiết bị trợ thính. Quy định này được cụ thể hóa tại điểm c, khoản 3 điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy 3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây: … c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
Có thể thấy rằng việc đeo tai nghe là hành vi bị nghiêm cấm, nếu cố tình vi phạm thì người điều khiển sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Mức xử phạt
Theo đó, hành vi trên sẽ bị phạt tối đa 200.000 đồng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về việc quy định mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: … o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính. …
Tuy mức phạt không cao chỉ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nhưng điều quan trọng là khi tham gia giao thông mà đeo tai nghe thực sự rất nguy hiểm vì tai nạn giao thông là điều không lường trước được.
Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Đeo tai nghe khi tham gia giao thông bị xử phạt thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.