Căn cứ:
- Luật giao thông đường bộ năm 2008
- Nghị định 46/2016/NĐ-CP
Nội dung tư vấn:
1. Cầm ô dù khi lái xe là hành vi bị nghiêm cấm
Khoản 3, 4 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định rất cụ thể về việc người lái xe không đường cầm hay chở theo người đang cầm ô dù:
Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
…
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
b) Sử dụng ô;
Như vậy, nếu vi phạm và bị phát hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP và những văn bản liên quan.2. Mức xử phạt
Như đã nói, đây là hành vi vi phạm pháp luật và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Cụ thể mức xử phạt hành vi này sẽ có hai mức độ được quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù) 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
Theo đó:- Chở người ngồi sau sử dụng ô (dù) sẽ bị phạt từ 60.000đ đến 80.000đ
- Điều khiển xe mà cầm ô dù: sẽ bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ
- Nguyên tắc phạt tiền của cảnh sát giao thông
- Xử phạt khi không mang giấy tờ xe
- Xử phạt khi chủ xe không giấy tờ xe
- Chưa đủ tuổi lái xe phạt bao nhiêu
- Lỗi giả mạo giấy tờ xe gắn máy