Uống rượu bia khi lái xe phạt bao nhiêu?

bởi Luật Sư X
Tại Việt Nam, vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe là điều phổ biến, rất nhiều vụ tai nạn xảy ra vì hành vi này. Uống rượu bia khi lái xe rất phổ biến đặc biệt trong dịp lễ tết. Vậy mức phạt sẽ là như thế nào?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

1. Uống rượu khi lái xe là không được phép

Không cần nói thì ai cũng biết rằng việc uống rượu rồi lái xe sẽ khiến người điều khiển không làm chủ hành vi và kịp thời xử lý tình huống. Luật giao thông đường bộ 2008 cũng coi đây là hành vi bị nghiêm cấm:

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, khi sử dụng rượu bia, trong người có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt tùy mức độ vi phạm và thiệt hại do lỗi đó gây ra.

2. Mức xử phạt

Xử phạt hành chính:

Khi vi phạm lỗi giao thông mà không gây hậu quả quá nghiêm trọng, hoặc bị phát hiện thì mức phạt cụ thể với hành vi uống rượu bia khi lái xe như sau:

Nồng độ cồn Mức phạt với người điều khiển ô tô Mức phạt với người điều khiển xe máy
Phạt tiền Bổ sung Phạt tiền Bổ sung
Chưa quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở 2 – 3 triệu

Tước GPLX:

  • Thông thường từ 1 – 3 tháng
  • Gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 – 4 tháng
Không phạt Không phạt
Quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở 7 – 8 triệu

Tước GPLX từ 3 – 5 tháng

1 – 2 triệu Tước GPLX từ 1 – 3 tháng
Quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 16 – 18 triệu Tước GPLX từ 4 – 6 tháng 3 – 4 triệu Tước GPLX từ 3 – 5 tháng
Không chấp hành kiểm tra 16 – 18 triệu Tước GPLX từ 4 – 6 tháng 3 – 4 triệu Tước GPLX từ 3 – 5 tháng

Dễ thấy mức phạt là vô cùng nặng. Đặc biệt là với tài xế ô tô, chỉ uống thôi đã mất tiền triệu. Vì vậy hãy ghi nhớ điều này và hạn chế hết mức có thể việc uống rượu bia khi lái xe nhé.

Xử lý hình sự: là nghĩa vụ đối với nhà nước vì vi phạm luật giao thông đường bộ trong trường hợp vi phạm lỗi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và đủ yếu tố cấu thành tội danh. Khi hành vi mở cửa xe dẫn đến tai nạn, gây thiệt hại về người, tài sản ở mức độ nhất định sẽ bị khởi tố hình sự, cụ thể được quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: 

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

  Có thể thấy rằng, với lỗi giao thông gây thiệt hại làm chết người, một người thương tích với tỉ lệ 61% trở lên, gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng… sẽ đủ yếu tố cấu thành tội danh này. Ngoài ra, dù là trách nhiệm hành chính hay hình sự thì chủ xe phải chịu trách nhiệm dân sự đối với người bị thiệt hại. Người bị thiệt hạisẽ được bồi thường dân sự dựa trên các yếu tố Quy định tại Nghị quyết số 03/2006/NĐ-HĐTP, cụ thể là:
  • Chi phí hợp lý để sửa chữa, bồi thường, phục hồi sức khỏe
  • Thu nhập thực tế bị giảm sút
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập của người chăm sóc 
  • Khoản bồi đắp tinh thần dó sức khỏe bị xâm phạm. Không quá 30 tháng lương tối thiểu.
 

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay
Bình chọn bài viết

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm