Chào Luật sư. Vào tối nay, do đang vội mua hàng đi ngay, tôi có đỗ xe sai nơi quy định. Khi đó, công an đã giữ của tôi 1 bằng lái xe máy và 1 cà vẹt xe nhưng không lập biên bản. Do lần đầu vi phạm, tôi không rành các thủ tục nên tôi ko biết để hỏi lấy biên bản vi phạm. Nhưng khi đến xin lại giấy tờ xe thì họ bảo là phải có biên bản mới cho lấy. Luật sư cho tôi hỏi, công an giữ giấy tờ không lập biên bản có đúng không? Và giờ tôi phải làm sao để lấy giấy tờ xe? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Công an có được giữ giấy tờ không lập biên bản không?
Căn cứ Khoản 9 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Như vậy; khi tạm giữ giấy tờ thì bắt buộc người tạm giữ phải lập biên bản tạm giữ giấy tờ. Nếu công an giữ giấy tờ mà không lập biên bản thì công an đã làm trái quy định pháp luật.
Các trường hợp xử phạt hành chính giao thông không cần lập biên bản?
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:
Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Như vậy, trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng (với cá nhân); 500.000 đồng (với tổ chức); thì công an được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ mà không cần lập biên bản.
Đồng nghĩa với điều đó; nếu hành vi vi phạm không thuộc trường hợp trên; công an phải tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Nếu phát hiện vi phạm giao thông nhờ dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì công an phải lập biên bản mà không cần quan tâm đến mức phạt.
Làm thế nào khi bị công an giữ giấy tờ không lập biên bản
Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; khi bị công an giữ giấy tờ sai quy định; người bị xử lý vi phạm có quyền khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ quy định tại khoản 1 điều 7 Luật khiếu nại năm 2011:
Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính; hành vi hành chính là trái pháp luật; xâm phạm trực tiếp đến quyền; lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính…
Như vậy, khi không đồng ý với hành vi giữ giấy tờ mà không lập biên bản của công an; người dân có thể khiếu nại trực tiếp đến công an có hành vi không lập biên bản khi xử phạt hành chính. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết; thì người dân có thể khiếu nại lên Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của công an đó hoặc khởi kiện hành chính. Nếu tiếp tục không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc quá thời hạn khiếu nại không được giải quyết
Thủ tục xử phạt hành chính đúng quy định
Bước 1
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra thuộc lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc đối tượng phải chấm dứt hành vi vi phạm hành chính bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác mà pháp luật quy định.
Bước 2
Người có thẩm quyền đang thi hành công vụ thuộc thẩm quyền giải quyết của mình phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt không cần lập biên bản theo quy định tại Điều 56 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Lưu ý: Mẫu biên bản cần được thực hiện theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ.
Sau khi lập xong biên bản vi phạm hành chính thì giao 01 bản cho tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm là đối tượng chưa thành niên thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó theo quy định.
Với trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền lĩnh vực được giải quyết hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có đủ thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Bước 3
Tiến hành xác minh tình tiết vụ việc vi phạm theo quy định tại Điều 59.
Bước 4
Xác định giá trị tang vật vi phạm để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên cần nắm được thời hạn tạm giữ tang vật để xác định là không quá 24 giờ tính từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, với trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ.
Bước 5
Giải trình theo quy định tại điều 61 Luật Hành Chính.
Bước 6
Chuyển hồ sơ vi phạm nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm. Còn trường hợp nếu không có dấu hiệu phạm tội, truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo các giai đoạn:
– Gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng thời gian ghi trên đó.
– Thực hiện biện pháp Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính nếu trường hợp bên bị xử phạt không tự nguyện thi hành quyết định theo đúng thời gian yêu cầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công an có được giữ giấy tờ không lập biên bản không?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin quy hoạch; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Mức phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay
- Biên bản bàn giao nhà mới nhất hiện nay
- Bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực khi nào?
- Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không?
Câu hỏi thường gặp
Có nhiều cách để người dân có thể khiếu nại nếu cho rằng CSGT tạm giữ xe trái luật: gọi điện thoại đến đường dây nóng khiếu nại CSGT: 06923.42593, khiếu nại trực tiếp hoặc bằng đơn theo thủ tục của Luật Khiếu nại 2011.
Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày tính từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Trường hợp vì ốm đau, thiên tai, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người này không thể khiếu nại thì thời gian đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Căn cứ Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, khi quá thời hạn ghi trong biên bản, người dân vẫn nộp phạt bình thường, mỗi ngày nộp phạt chậm sẽ bị phạt thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.