Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không?

bởi Minh Hoàng
Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc là liệu khi đến ngã tư đèn đỏ có được rẽ trái không ạ. Luật sư có thể giải đáp giúp tôi câu hỏi này được không ạ, tôi cảm ơn rất nhiều. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để hiểu rõ hơn về việc khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái có được rẽ trái hay không? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT
  • Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi gặp đèn tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ thì người tham gia giao thông phải dừng phương tiện lưu thông lại bởi tín hiệu đèn đỏ là tín hiệu cấm đi.

Chính vì quy định đó, khi tham gia lưu thông tại các khu vực ngã tư khi thấy đèn tín hiệu báo hiệu đèn đỏ thì những người tham gia giao thông buộc phải dừng lưu thông các phương tiện đặc biệt là không được rẽ trái. Nếu khi thấy đèn đỏ mà người phương tiện giao thông vẫn rẽ trái thì đó là hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp đặc biệt, khi lưu tại các khu vực ngã tư có đèn đỏ người tham gia giao thông vẫn được phép rẽ trái mà không hề vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không?
Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái

Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không?

Mặc dù biết trong một số trường hợp tại các địa điểm ngã tư người điều khiển xe máy sẽ có thể rẽ trái. Tuy nhiên khi lưu thông qua qua các khu vực ngã tư để xe máy của mình rẽ trái thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết và nắm rõ. Cách rẽ trái cho xe máy ở các khu vực ngã tư tưởng chừng đơn giản nhưng không phải người lái xe máy nào cũng nắm rõ và thực hiện đúng. 

Sau đây là cách ở ngã tư xe máy rẽ trái thế nào cho đúng từ lời khuyên của Luatsu247:

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sẽ có hai trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật giao thông, người điều khiển phương tiện xe máy sẽ được phép rẽ trái mà không sẽ không được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

1. Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông

Tại các khu vực ngã tư, đặc biệt là tại các khu vực ngã tư có nhiều lưu thông qua lại, thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe và phải có người điều kiển giao thông, thì khi có hiệu lệnh của người điều kiển cho phép đèn đỏ được phép rẽ trái thì những người tham gia xe máy sẽ có quyền rẽ trái.

Bởi theo quy định, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông luôn được ưu tiên chấp hành hàng đầu và ngay cả khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu; hoặc vạch kẻ đường thì người tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Biểu hiện bằng các hành động như ra dấu bằng tay bằng tay, còi, cờ, gậy… cho phép rẽ trái.

Như vậy khi có hiệu lệnh rẽ trái khi đèn đỏ tại các ngã tư từ người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông chạy xe máy phải chấp hành theo hiệu lệnh đó.

2. Có biển báo phụ cho phép rẽ trái

Khi có các biển báo phụ có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng chỉ dẫn đèn đỏ được phép rẽ trái được gắn tại các ngã tư có đèn tín hiệu như “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái” thì người tham gia giao thông chạy xe máy sẽ có quyền rẽ trái khi có đèn đỏ mà không vi phạm pháp luật giao thông.

Lưu ý biển báo phụ cho phép rẽ trái tại ngã tư có nhiều kiểu viết khác nhau trong đó có kiểu viết có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ” lúc đó khi di chuyển qua các ngã tư có đèn đỏ mà muốn rẽ trái nhưng lại có sự xuất hiện người đi bộ băng qua đường thì bạn phải nhường đường cho người đi bộ.

Khi có biển báo phụ chỉ dẫn này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như xe máy sẽ được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình của mình.

Ngoài hai trường hợp này ra, nếu tại các khu vực ngã tư khi di chuyển lưu thông phương tiện là xe máy mà bạn có hành vi rẽ trái thì rất có thể bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Khi gặp tín hiệu đèn giao thông màu đỏ có được rẽ trái không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Ở ngã tư đèn đỏ xe máy có được rẽ trái?

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải sẽ có hai trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật giao thông, người điều khiển phương tiện xe máy sẽ được phép rẽ trái mà không sẽ không được coi là hành vi vi phạm pháp luật (khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; khi có biển báo phụ cho phép rẽ trái).
Ngoài hai trường hợp này ra nếu tại các khu vực ngã tư khi di chuyển lưu thông phương tiện là xe máy mà bạn có hành vi rẽ trái thì rất có thể bạn sẽ có bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng về hành vi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông theo quy định tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Khi có biển báo phụ chỉ dẫn có được rẽ trái không?

Khi có các biển báo phụ có dạng hình chữ nhật, nền xanh, chữ màu trắng chỉ dẫn đèn đỏ được phép rẽ trái được gắn tại các ngã tư có đèn tín hiệu như “Đèn đỏ các phương tiện được rẽ trái” thì người tham gia giao thông chạy xe máy sẽ có quyền rẽ trái khi có đèn đỏ mà không vi phạm pháp luật giao thông.
Lưu ý biển báo phụ được phép rẽ trái tại ngã tư có nhiều kiểu viết khác nhau trong đó có kiểu viết có kèm dòng chữ “Chú ý nhường đường cho người đi bộ” khi đó khi di chuyển qua các ngã tư khi có đèn đỏ mà muốn rẽ trái tuy nhiên lại có người đi bộ thì bạn phải nhường đường cho người đi bộ.
Khi có biển báo phụ chỉ dẫn này thì dù gặp đèn đỏ, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ như xe máy sẽ được quyền rẽ trái để tiếp tục hành trình của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm