Việc lao động nữ được hưởng chế độ thai sản là điều hiển nhiên mà ai cũng biết, nhưng liệu có khi nào bạn tự hỏi rằng: “Lao động nam, nam giới có được hưởng chế độ thai sản không nhỉ? “. Và nếu đàn ông được hưởng thì họ hưởng như thế nào? Bài viết này của Luật sư X sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này.
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2012
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sửa đổi, bổ sung 2018
Nội dung tư vấn
Chế độ thai sản là chính sách ưu đãi của pháp luật dành cho lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đây là một chính sách rất nhân văn của nhà nước ta.
1. Lao động nam được hưởng chế độ thai sản
Thực tế, pháp luật Việt Nam quy định thì không chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng được hưởng chế độ thai sản, cụ thể tại Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sửa đổi, bổ sung 2018 quy định:
Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, đàn ông cũng được hưởng chế độ thai sản nếu như đáp ứng đủ điều kiện của Luật, cụ thể là phải là lao động đang đóng bảo hiểm xã hội và đang có vợ sinh con. Vậy đàn ông cũng là đối tượng được hưởng chế độ thai sản như phụ nữ nhưng liệu chế độ hưởng có giống nhau?
2. Chế độ thai sản mà nam lao động được hưởng:
Chế độ thai sản của lao động nam được hưởng hạn chế hơn so với nữ lao động, cụ thể:
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ:
Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
…
7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà nam lao động sẽ được nghỉ có thể từ 5 ngày đến 14 ngày làm việc. Tuy nhiên, các bạn nam nên chú ý rằng việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản này chỉ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu nghỉ việc sau khoảng thời hạn trên sẽ không được hưởng chế độ này. Đồng thời, nếu như thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của nam lao động trùng vào ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần thì thời gian nam lao động được nghỉ sẽ là tổng ngày nghỉ hưởng chế độ thai sản cộng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ thai sản:
Mức hưởng chế độ thai sản của nam lao động được quy định cụ thể tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sửa đổi, bổ sung 2018:
Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
Theo đó, mức hưởng chế độ thai sản của nam lao động sẽ được tính như sau:
-
Mức hưởng một tháng:
Đã đóng BHXH đủ 6 tháng:
Mức hưởng một tháng = 100% * bình quân tiền lươngđóng BHXH6th
Chưa đóng BHXH đủ 6 tháng:
Mức hưởng một tháng = bình quân tiền lươngtháng đã đóng BHXH
-
Mức hưởng một ngày:
Mức hưởng một ngày = Mức hưởng tháng/ 24
Ví dụ: Lương bình quân đóng BHXH 6 tháng trước khi vợ sinh con là 3.000.000 đồng và bạn được hưởng 5 ngày làm việc
Cách tính như sau:
Mức hưởng một tháng = 100% * (3.000.000*6)/6 = 3.000.000 đồng
Mức hưởng một ngày = 3.000.000/ 24 = 125.000 đồng
Bạn được nghỉ 5 ngày, vậy mức hưởng của bạn là:
125.000 * 5 = 625.000 đồng
Như vậy, nếu như đàn ông đáp ứng đủ các điều kiện của Luật BHXH quy định thì sẽ được hưởng chế độ thai sản và có mức hưởng chế độ thai sản riêng.
Hi vọng bài viết này hữu ích với bạn!
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay 0833102102