Trong cuộc sống, có nhiều phát minh, sáng chế hay nghiên cứu sẽ là thứ độc quyền của một cá nhân hay tổ chức nào đó. Nếu bất cứ hành vi nào có dấu hiệu sao chép các ý tưởng đó khi không được tác giả cho phép sẽ xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ. Sau đậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2019
Quyền sở hữu trí tuệ
Trí tuệ là khả năng nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng.
Cụ thể tại khoản 1 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2019 như sau:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng…”
Theo đó:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: nhóm quyền tác giả (bản quyền tác giả), nhóm sở hữu công nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây trồng (Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ).
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
“Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” là một trong những hành vi đang ngày càng tăng và phổ biến hiện nay. Các hành vi này đang được thực hiện bởi những phương thức phức tạp và thủ đoạn tinh vi, khiến cho việc xử lý cũng như việc bảo vệ lợi ích của người sở hữu trí tuệ trở nên khó khăn hơn.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng. Có thể là nguyên nhân chủ quan hay nguyên nhân khách quan.
Các mục dưới đây chúng sẽ phân tích rõ hơn về những nguyên nhân gây ra hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng ngày càng nghiêm trọng và đáng báo độngtrên toàn thế giới, vậy hành vi đó được hiểu là gì?
Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được quy định chi tiết tại các Điều 28, Điều 35, Điều 126, Điều 127, Điều 129 và 188 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo đó, để xác định một hành vi có bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo các điều khoản trên hay không thì chúng ta phải xem xét hành vi đó có đáp ứng đủ các căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
– Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
– Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
Theo điều 28 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các hành vi sau được coi là xâm phạm quyền tác giả:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp:
+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tại Việt Nam tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bản quyền tác giả nói riêng diễn ra một cách phổ biến. Rất nhiều trường hợp vi phạm nhưng chưa được xử lý một cách triệt để, thời gian xử lý kéo dài gây ảnh hưởng đến quyền của người bị xâm hại, ý thức và hiểu biết của người dân về sở hữu trí tuệ thấp dẫn đến việc ngang nhiên sử dụng mà không có sự cho phép của người có quyền. Chúng ta có thể liệt kê một số vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dưới đây.
Tranh chấp về bản quyền tác giả đối với truyện tranh “Thần đồng đất Việt”
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh TĐĐV. Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị vẫn thuê họa sĩ làm tiếp và xuất bản từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh.
Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh; được TAND Q.1 ra quyết định thụ lý, tuy nhiên sau đó vụ việc được chuyển lên TAND TP.HCM.
Năm 2008, Lê Linh nhiều lần thay đổi yêu cầu khởi kiện, rồi cuối cùng rút đơn tại TAND TP.HCM và sau đó chuyển đơn khởi kiện trở lại TAND Q.1.
Năm 2017, Lê Linh yêu cầu tòa án trưng cầu giám định của Trung tâm giám định quyền tác giả.
Từ 18.5 – 11.10.2018, TAND Q.1 triệu tập 4 lần nhưng không đủ mặt hai bên.
Ngày 28.12.2018, TAND Q.1 đưa vụ án ra xét xử nhưng hoãn vì bị đơn vắng mặt.
Ngày 24.1.2019, phiên tòa sơ thẩm diễn ra; ngày 18.2, TAND Q.1 tuyên án sơ thẩm.
Ngày 16.7.2019, TAND TP.HCM mở phiên phúc thẩm theo kháng cáo của bị đơn; sáng 3.9, TAND TP.HCM tuyên y án sơ thẩm.
Vụ án tranh chấp bản quyền vở diễn Thuở ấy xứ Đoài
Vụ vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ này kéo dài gần hai năm, liên quan vở diễn dựng thực cảnh về văn hóa xưa ở vùng Bắc Bộ có tên Ngày xưa (còn gọi Thuở ấy xứ Đoài). Theo hợp đồng, Tuần Châu Hà Nội trả hơn 7 tỷ đồng để DS dựng nội dung, kịch bản, thiết kế kỹ thuật… Do hai bên mâu thuẫn, đạo diễn Việt Tú đăng ký quyền tác giả với Ngày xưa và DS đăng ký quyền sở hữu tác phẩm.
Tuần Châu Hà Nội sau đó khởi kiện, đòi DS chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm và bồi thường hơn 6 tỷ đồng chi phí thuê bên thứ ba dựng tác phẩm khác, thuê luật sư. Phía DS cũng phản tố, đề nghị tòa chấp nhận tác phẩm mà Tuần Châu Hà Nội thuê công ty khác dựng có tên Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa. DS yêu cầu Tuần Châu Hà Nội bồi thường thiệt hại.
Tại bản án sơ thẩm tuyên tháng 3, TAND Hà Nội xác định quyền sở hữu vở diễn thuộc về Tuần Châu Hà Nội còn quyền tác giả duy nhất thuộc về đạo diễn Việt Tú. Tuần Châu Hà Nội phải trả cho DS hơn 600 triệu đồng do Tinh hoa Bắc Bộ là tác phẩm phái sinh của Ngày xưa.
Các bên cùng kháng cáo. Ở giai đoạn phúc thẩm, ông Nam muốn tham gia với tư cách người có quyền, nghĩa vụ liên quan chứ không phải nhân chứng.
Phiên phúc thẩm ngày 18/11/2019, TAND Cấp cao tại Hà Nội cho rằng có một số tình tiết cần phải xác minh, thu thập thêm chứng cứ nên dừng xét xử.
Sau khi dừng phiên xử phúc thẩm ngày 18/11/2019 để thu thập chứng cứ, Công ty Tuần Châu Hà Nội (nguyên đơn) và Công ty DS (bị đơn) cùng đạo diễn Hoàng Hữu Nhật Nam (tác giả của vở diễn Tinh hoa Bắc Bộ) đã hòa giải, đạt được thỏa thuận trong một số nội dung. DS bàn giao quyền chủ sở hữu kịch bản vở diễn Ngày xưa cho Tuần Châu Hà Nội. Tuần Châu là chủ sở hữu. còn đạo diễn Việt Tú là tác giả.
Vụ tranh chấp nhãn hiệu mì Hảo Hảo và mì Hảo Hạng
Ngày 26/1/2015, Acecook phát hiện sản phẩm Hảo Hạng của Asia Foods có kiểu dáng thiết kế bao bì gây nhầm lẫn với mì Hảo Hảo. Cụ thể, kiểu chữ, hình tô mì, sợi mì tôm, màu sắc chủ đạo của bao bì tạo nên một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu Hảo Hảo đã được bảo hộ và Cục Sở hữu trí tuệ công nhận.
Cho rằng thiết kế mới đây của mì Hảo Hạng giống hệt với bao bì mì Hảo Hảo của mình, Acecook Việt Nam quyết định kiện ra tòa, yêu cầu bốn vấn đề: xác định hành vi vi phạm của Asia Foods, buộc chấm dứt vi phạm, Asia Foods đăng báo xin lỗi công khai trong ba kỳ, bồi thường thiệt hại gần 700 triệu đồng cho Acecook.
Đầu tháng 2, Acecook Việt Nam gửi công văn khuyến cáo Asia Foods về hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu. Sau đó, 2 bên nhiều lần làm việc với nhau nhưng không đạt được thống nhất.
Tại phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên mì Hảo Hạng của Asia Foods có hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ đối với mì Hảo Hảo của Acecook. Do đó Asia Foods phải chấm dứt vi phạm, đăng báo xin lỗi công khai ba kỳ liên tiếp. Tòa cũng tuyên Asia Foods bồi thường 80 triệu đồng chi phí luật sư cho Acecook.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội
- Sổ đồng sở hữu có tách được không?
- Đăng ký sở hữu trí tuệ ở đâu?
- Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, bảo hộ logo thương hiệu, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam, tra cứu thông tin quy hoạch, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
– Tạm giữ người;
– Tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm;
– Khám người;
– Khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm về sở hữu trí tuệ;
– Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý, nhưng sản phẩm đó không đáp ứng các tiêu chuẩn về tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý;
2) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm tương tự với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng, uy tín của chỉ dẫn địa lý;
3) Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó;
4) Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ đối với rượu vang, rượu mạnh cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nếu chỉ dẫn về nguồn gốc xuất xứ thật của hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm hoặc được sử dụng kèm theo các từ loại, kiểu, dạng, phỏng theo hoặc những từ tương tự như vậy.