Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

bởi Ngọc Gấm
Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

Ngày 10 tháng 12 năm 2020 thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế. Đây được biết được đến là Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022. LSX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thuộc tính văn bản Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

Số hiệu:
143/2020/NĐ-CP
Loại văn bản:
Nghị định
Nơi ban hành:
Chính phủ
Người ký:
Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:
18/11/2020
Ngày hiệu lực:
18/11/2020
Ngày công báo:

Đã biết
Số công báo:
Đã biết
Tình trạng:31/12/2030

Tóm tắt văn bản Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

Nghị định 143/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 18 tháng 11 năm 2020.

Kể từ ngày có hiệu lực, Nghị định 143/2020/NĐ-CP đã các văn bản quy phạm pháp luật sau đây sẽ bị sửa đổi, bổ sung:

  • Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP;
  • Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP;
  • Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;
  • Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;
  • Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 13  Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;

Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 13  Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;Bổ sung Điều 23a vào sau Điều 23 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP;Sửa đổi Điều 24 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

Nội dung cơ bản của Nghị định 143/2020/NĐ-CP

– Sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và các khoản 6,  khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP quy định về chính sách về hưu trước tuổi như sau:

Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

  • Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động;
  • Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp ½ (một phần hai) tháng tiền lương.

Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động.

Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022
Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

– Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

– Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.”

– Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 9  Nghị định số 108/2014/NĐ-CP như sau:

Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.”

– Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 10  Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định chính sách thôi việc ngay như sau:

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi tối đa thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

  • Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;
  • Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.”

– Sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 13  Nghị định số 108/2014/NĐ-CP như sau:

Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP được bố trí từ nguồn Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
– Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP như sau:

Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế. Đối với đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP thì Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện theo trình tự quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP, đồng thời có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xuất Quỹ Hồ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho đối tượng này trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.”

– Bổ sung Điều 23a vào sau Điều 23 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP đã được Cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt danh sách và dự toán kinh phí thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chính sách tinh giản biên chế theo quy định thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”

Tải xuống Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022

Sau đây là Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022. Mời bạn xem trước Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022 và tải xuống Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định 143 nghỉ hưu trước tuổi mới nhất năm 2022″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; công ty tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hướng dẫn xác định tuổi nghỉ hưu sớm với trường hợp tinh giản biên chế trong điều kiện lao động bình thường như thế nào?

– Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
+ Các trường hợp tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 2 hoặc khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).
Ví dụ 1: Nam sinh tháng 10/1964, có 21 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 8/2021 (có tuổi đời là 56 tuổi 10 tháng), thấp hơn 3 năm 05 tháng so với tuổi nghỉ hưu của năm 2021 (60 tuổi 03 tháng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).
Ví dụ 2: Nữ sinh tháng 5/1967, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 01/2022 (có tuổi đời là 54 tuổi 08 tháng) thấp hơn 1 năm so với tuổi nghỉ hưu của năm 2022 (55 tuổi 08 tháng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP)

Hướng dẫn xác định tuổi nghỉ hưu sớm với trường hợp tinh giản biên chế trong trường hợp có tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như thế nào?

– Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi nghỉ hưu thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau:
Các trường hợp tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của năm thực hiện tinh giản biên chế quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì tùy từng trường hợp cụ thể được hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).
Ví dụ 3: Nữ sinh tháng 11/1973, có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 11/2021 (có tuổi đời là 48 tuổi) thấp hơn 2 năm 04 tháng so với tuổi nghỉ hưu của năm 2021 (50 tuổi 04 tháng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).
Ví dụ 4: Nam sinh tháng 12/1967, có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 16 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. Nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 02/2022 (có tuổi đời là 54 tuổi 02 tháng) thấp hơn 1 năm 04 tháng so với tuổi nghỉ hưu của năm 2022 (55 tuổi 06 tháng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) thì được hưởng chính sách về hưu trước tuổi quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP).

Điều kiện nghỉ hưu sớm do tinh giản biên chế mà không bị trừ lương?

– Theo quy định tại Nghị định 143/2020/NĐ-CP thì đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 143/2020/NĐ-CP nếu có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, và sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4.7/5 - (3 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm