Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

bởi Hương Giang
Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?

Đối với việc xem bói toán ở các địa phương vẫn có nhiều người đang hiện hoạt động này nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Hiện nay, vấn đề “Xem bói có vi phạm pháp luật không?” là vấn đề được rất nhiều người đặt ra hiện nay.  Xử phạt người hành nghề xem bói trái pháp luật như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hành nghề xem bói không?  Mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để hiểu rõ nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là xem bói?

Xem bói bản chất của nó chính là để mỗi con người có thể biết được số mệnh của mình, mọi sự trên đời chúng ta gặp phải là kết quả của duyên số. Nó nhằm mục đích hướng con người đến cái thiện, tích thiện để có được đời sống sau này an vui, hạnh phúc. Và những người xem bói được họ là những người có số ăn lộc của Thánh thần hoặc một thế lực tâm linh nào đó.

Họ có khả năng nhìn bàn tay, tướng mặt, ngày sinh… để đọc được số mệnh của con người. Họ sẽ dựa vào đó để thấy được quá khứ, tương lai của một người hay cả một đất nước. Và những khả năng kỳ lạ này đã được cả thế giới công nhận.

Vậy xem bói có vi phạm pháp luật không? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Việc xem bói có vi phạm pháp luật không?

Đối với việc xem bói toán ở các địa phương vẫn có nhiều người đang hiện hoạt động này nhằm phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, việc xem bói của họ không nhằm mục đích trục lợi, không gây hậu quả xấu và không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự thì sẽ không bị xử lý.

Chính vì vậy, đối với hành vi lợi dụng bói toán vi phạm quy định để trục lợi bất chính sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của hành vi vi phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP như sau: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Trục lợi là việc lợi dụng các hành vi trên để kiếm lợi cá nhân, mục đích thu lợi nhuận.

Căn cứ quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP như sau: Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triễn lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác.

Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, người có hành vi lợi dụng hoạt động mê tín dị đoan để trục lợi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành nghề mê tín dị đoan,

Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hợc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành nghề mê tín, dị đoan được hiểu là: Hành vi dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác. Mê tín, dị đoan được hiểu là sự mù quáng, tin vào thần thánh, ma quỷ, định mệnh… không có cơ sở khoa học. Nhà nước ta cho phép và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng nghiêm cấm mọi hoạt động mê tín dị đoan nhằm đảm bảo trật tự xã hội và nếp sống văn minh xã hội chủ nghĩa.

– Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:

+ Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào nếp sống văn minh trong xã hội, xâm phạm vào trật tự – an toàn xã hội.

+ Mặt khách quan của tội phạm:

Tội phạm được thể hiện ở hành vi hành nghề mê tín dị đoan. Người phạm tội dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đa bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Hành nghề mê tín dị đoan ở đây là dưới bất cứ hình thức nào gây ảnh hưởng đến nếp sống văn minh, trật tự công cộng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác như: bói toán, lên đồng hoặc các hình thức mê tín dị đoan khác.

Bói toán là đoán những việc của quá khứ, hiện tại và tương lai của người khác không có căn cứ khoa học.

Lên đồng là một hình thức mê tín dị đoan mà người phạm tội lừa bịp khi lên đồng, ví dụ như có thần thánh, ma quỷ nhập vào mình rồi phán bảo những điều nhảm nhí để người khác tin theo.

Các hình thức mê tín dị đoan khác như xem số, gọi hồn, xem tướng, xóc thẻ, yểm bùa, cúng ma, bắt tà, trừ ma, đội bát nhang…

– Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi có một trong những điều kiện sau:

+ Gây hậu quả nghiêm trọng;

+ Đã bị xử lý hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Cần chú ý xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả tác hại xảy ra.

Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý gián tiếp.

Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

 Xử phạt người hành nghề xem bói trái pháp luật

Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không
Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không

Tại Khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;

c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;

d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.

3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, theo quy định trên thì xem bói được coi là một hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan mà theo trong luật thì hành vi đấy bị xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Theo đó, xem bói được coi là vi phạm pháp luật.

Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người hành nghề xem bói không?

Theo Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do đó, những người hành nghề xem bói có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã bị xử phạt hành chính nhưng mà vi phạm lại. Người hành nghề xem bói có thể bị đi tù lên đến 10 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Hành nghề xem bói có vi phạm pháp luật không?. Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mong những thông tin này có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X.

Hãy liên hệ cho chúng tôi: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ công chức đi xem bói bị xử lý như thế nào?

Trường hợp cán bộ, công chức đi xem bói trong giờ làm việc
Căn cứ theo khoản a Điều 3 Chỉ thị 26/CT-TTg thì cán bộ, công chức không được sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng. Theo đó nếu có hành vi vi phạm cán bộ; công chức có thể bị xử lý kỷ luật với những hình thức như khiển trách; hoặc cảnh cáo cho hành vi của mình.

Bói trên mạng có vi phạm không?

Nếu hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng; thì bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng như điều 320 Bộ luật Hình sự năm 2015 liệt kê; thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

Xem bói đầu năm có bị phạt gì không?

Nếu việc xem bói không vì mục đích trục lợi; truyền bá lối sống sai lệch hay gây mất trật tự công cộng; thì sẽ không bị xem là vi phạm pháp luật.
Nếu hành vi xem bói thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp bài này đã nêu; thì sẽ bị xử phạt với các mức phạt tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm