Chào Luật sư, hôm qua tôi có vào bệnh viện thăm người thân thì gặp trường hợp anh này đang mắng chửi và muốn đánh nhân viên y tế. Cụ thể là vì vợ anh ta đang sinh mà có gặp vấn đề gì khó ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh ta nổi quạo và mắng chửi rất nhiều bác sĩ. Sau đó tôi thấy có nhân viên y tế đến giải thích thì anh ấy gạt tay nhân viên đó ra, còn có ý định hành hung người ta. Như vậy có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không? Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau
Thực trạng vấn đề hành hung nhân viên y tế ra sao?
Những ngày qua liên tiếp có các vụ hành hung nhân viên y tế, các vụ hành hung này lặp đi, lặp lại khiến nhiều người e ngại, nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn sẽ trở thành nghiêm trọng. Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ là vấn đề đáng được xã hội quan tâm.
Thực tế, hành hung thầy thuốc đã xảy ra từ rất lâu, không chỉ là thời gian gần đây, chẳng qua bây giờ có các thiết bị thông minh, truyền tải lên internet nên nhiều người biết đến hơn. Điều đáng buồn là mỗi lần có sự việc xảy ra chúng ta đều ngồi lại để tìm ra các giải pháp ứng phó nhưng rồi nó vẫn tiếp diễn, điều này khiến tôi thực sự thấy đau xót.
Hành vi hành hung nhân viên y tế ngày càng manh động, táo tợn hơn, coi cơ sở khám chữa bệnh như chỗ không người, điều này cho thấy đây là hành vi đáng báo động về mặt pháp luật và đạo đức.
Hành vi này cần được dư luận xã hội lên án quyết liệt và các cơ quan thực thi pháp luật phải xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.
Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ?
Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ là câu hỏ của rất nhiêu người.
Tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định người thi hành công vụ như sau:
1. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tại Điều 2 Luật viên chức 2010 quy định như sau:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Chính vì thế theo quy định nêu trên thì người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.
Do vậy nên trường hợp nhân viên y tế đó là viên chức được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật thì người hành hung nhân viên y tế đó có hành vi chống người thi hành công vụ. Rất mong với câu trả lời cho Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không, quý độc giả đã có thêm cho mình những kiến thức pháp luật cần thiết.
Hành vi chống người thi hành công vụ bị phạt tù mấy năm?
Tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
Theo đó, người nào có hành vi chống người thi hành công vụ thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 07 năm. Mức phạt cụ thể phụ thuộc vào mức độ, hậu quả của việc thực hiện hành vi và quyết định của Tòa án.
Hành hung nhân viên y tế có bị phạt tiền hay không?
Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực chống người thi hành công vụ;
b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;
c) Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.
Do đó, người nào có hành vi hành hung nhân viên y tế (viên chức) mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Đánh người có phải là hành vi chống người thi hành công vụ không?
Theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về Tội chống người thi hành công vụ, các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm này là:
– Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.
+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).
+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.
– Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:
+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)
+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.
+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.
+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…
– Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.
Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu TNHS về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…).
– Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.
Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.
– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hành hung nhân viên y tế có phải là hành vi chống người thi hành công vụ?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới Thời hạn giải quyết đơn tố giác… thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102 để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Câu hỏi thưởng gặp
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
Hành vi này là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.
Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.