Theo Tổng cục Thủy sản, Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.2019 với nhiều điểm mới so với Luật Thủy sản năm 2003. Luật Thủy sản năm 2017 ngay từ khi dự thảo xin ý kiến và thông qua đã được đánh giá là bước ngoặt của ngành thủy sản. Vậy Luật Thủy sản năm 2017 có hiệu lực từ khi nào? Luật Thủy sản năm 2017 quy định những nội dung gì? Để làm rõ vấn đề trên, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LSX .
Thuộc tính văn bản Luật Thủy sản 2017
Số hiệu: | 18/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 21/11/2017 | Ngày hiệu lực: | Đã biết | |
Ngày công bào: | Đã biết | Số công báo | Đã biết | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản Luật Thủy sản 2017
Tăng 10 lần mức xử phạt VPHC tối đa trong lĩnh vực thủy sản
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 (Luật Thủy sản 2017) vừa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản đối với cá nhân bắt đầu áp dụng từ ngày 01/01/2019 là 1 tỷ đồng.
(Hiện nay, mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 24 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 tối đa là 100 triệu đồng; như vậy, quy định mới đã tăng mức phạt tối đa lên gấp 10 lần)
Ngoài ra, kể từ ngày Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2019) thì:
- Các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận trong lĩnh vực thủy sản đã được cấp trước ngày 01/01/2019 thì được sử dụng cho đến khi hết thời hạn.
- Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế – kỹ thuật đã được ban hành trước ngày 01/01/2019 thì tiếp tục được áp dụng cho đến khi bị bãi bỏ hoặc thay thế.
Nội dung cơ bản của Luật Thủy sản 2017
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
- Hủy hoại nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, nơi cư trú của các loài thủy sản.
- Cản trở trái phép đường di cư tự nhiên của loài thủy sản.
- Lấn, chiếm, gây hại khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu bảo tồn biển.
- Khai thác, nuôi trồng thủy sản, xây dựng công trình và hoạt động khác ảnh hưởng đến môi trường sống, nguồn lợi thủy sản trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn biển.
- Tàu cá, tàu biển và phương tiện thủy khác hoạt động trái phép trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (sau đây gọi là khai thác thủy sản bất hợp pháp); mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sơ chế, chế biến thủy sản từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, thủy sản có tạp chất nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Sử dụng ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác đang khai thác, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất khả kháng.
- Đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại.
- Sử dụng kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; sử dụng giống thủy sản nằm ngoài Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nuôi trồng thủy sản.
- Phá hủy, tháo dỡ gây hư hại, lấn chiếm phạm vi công trình của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; xả chất thải không đúng nơi quy định trong khu vực cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
- Lợi dụng việc điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; cung cấp, khai thác thông tin, sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn lợi thủy sản trái quy định của pháp luật.
Khai thác thủy sản bất hợp pháp
– Hành vi được coi là khai thác thủy sản bất hợp pháp bao gồm:
- Khai thác thủy sản không có giấy phép;
- Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;
- Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác;
- Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;
- Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;
- Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;
- Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;
- Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;
- Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
- Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;
- Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;
– Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trên thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Đăng kí tàu cá
– Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên phải được đăng ký vào sổ đăng ký tàu cá quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá theo quy định. Tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét do Ủy ban nhân dân cấp xã thống kê phục vụ công tác quản lý.
– Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được quy định như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp không thời hạn đối với tàu cá đóng mới, cải hoán, nhập khẩu, mua bán, tặng cho, viện trợ;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá được cấp có thời hạn bằng thời hạn thuê đối với trường hợp thuê tàu trần.
– Tàu cá được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có giấy tờ chứng minh về sở hữu hợp pháp tàu cá;
- Có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá quy định phải đăng kiểm;
- Có giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký tàu cá đối với trường hợp thuê tàu trần; giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu cá đối với trường hợp nhập khẩu, mua bán, tặng cho hoặc chuyển tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Chủ tàu cá có trụ sở hoặc nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký tàu cá trên địa bàn.
Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
- Được lựa chọn cơ sở đăng kiểm có đủ điều kiện để đăng kiểm tàu cá.
- Tuân thủ quy định về đăng kiểm tàu cá.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt, an toàn, chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá.
- Bố trí thuyền viên theo định biên an toàn tối thiểu của tàu cá theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Mua bảo hiểm tai nạn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác cho thuyền viên và người làm việc trên tàu cá theo quy định. Thanh toán chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên, người làm việc trên tàu hồi hương trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu phải rời tàu cá.
- Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
– Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá khi làm việc trên tàu cá phải có các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép làm việc trên tàu cá;
- Có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định;
- Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, tuổi lao động;
- Có văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh.
– Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có quyền sau đây:
- Được bảo đảm chế độ lao động, quyền và lợi ích hợp pháp khi làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật về lao động;
- Từ chối làm việc trên tàu cá nếu tàu đó không đủ điều kiện bảo đảm an toàn;
- Được bố trí đảm nhận chức danh phù hợp trên tàu cá.
– Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá có nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- Chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng; chủ động phòng ngừa tai nạn cho mình, cho thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và sự cố đối với tàu cá;
- Phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc người trực ca khi phát hiện tình huống nguy hiểm trên tàu cá;
- Tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.
Tải xuống Luật Thủy sản 2017
Mời bạn xem thêm:
- Thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
- Khai thác thủy sản bằng tàu cá có bắt buộc phải xin giấy phép không?
- Hành vi dùng thuốc nổ đánh bắt thủy sản có bị đi tù không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Luật Thủy sản năm 2017” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là thủ tục cấp lại biển số xe…. có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Liên hệ Hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp
Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản bao gồm:
– Đơn đề nghị theo Mẫu số 23.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
– Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Thủy sản 2017 thì giấy phép khai thác thủy sản bao gồm:
“Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
…
Nội dung chủ yếu của Giấy phép khai thác thủy sản được quy định như sau:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp phép;
b) Số đăng ký tàu cá; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
c) Nghề, vùng biển hoặc khu vực được phép khai thác;
d) Thời gian hoạt động khai thác của từng nghề;
đ) Sản lượng cho phép khai thác theo loài (nếu có);
e) Cảng cá đăng ký;
g) Thời hạn của giấy phép.”