Tội phạm là hành vi có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Cá nhân, tổ chức khi phát hiện hành vi phạm tội có trách nhiệm tố giác với cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và xử lý. Người nào che dấu tội phạm sẽ bị xử phạt theo chế tài quy định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, người có hành vi Che giấu tội phạm phạt bao nhiêu năm tù? Che giấu tội phạm có phải là đồng phạm không? Trường hợp nào che giấu tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Che giấu tội phạm là gì?
Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về che giấu tội phạm như sau:
- Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
- Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Che giấu tội phạm có phải là đồng phạm không?
Điều 17 Bộ luật hình sự quy định về đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.
Theo quy định trên, đồng phạm là trường hợp phải có từ 02 người trở lên cùng thực hiện một tội phạm. Đặc điểm của đồng phạm là phải biết trước hoặc trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm. Trong khi đó, người thực hiện hành vi che giấu tội phạm thì có thể không biết trước hành vi phạm tội và cũng không thực hiện tội phạm.
Vì vậy, người không hứa hẹn trước mà che giấu tội phạm thì không phải đồng phạm. Tuy nhiên, nếu biết về việc thực hiện tội phạm mà cố ý thúc đẩy, kích động, tạo điều kiện cho người phạm tội, đồng thời hứa hẹn với người phạm tội sẽ che giấu tội phạm thì người che giấu tội phạm lúc này có thể bị coi là đồng phạm với vai trò người xúi giục hoặc giúp sức.
Khi nào cấu thành tội che dấu tội phạm?
Khách thể của tội che dấu tội phạm
Tội che giấu tội phạm xâm phạm đến trật tự xã hội và hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp.
Mặt khách quan của tội che dấu tội phạm
Người phạm tội có hành vi gây khó khăn, trở ngại nghiêm trọng cho việc phát hiện, xử lý tội phạm và người phạm tội. Hành vi che giấu được biểu hiện cụ thể như sau:
– Che giấu người phạm tội, các dấu vết, vật chứng của tội phạm; không chỉ cho cơ quan có trách nhiệm biết nơi người phạm tội trốn hay nơi có tang vật của vụ án.
– Dùng quyền lực, uy tín hay ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn để khống chế người phát hiện, người đang điều tra tội phạm; không chịu chuyển giao các tài liệu, giấy tờ, chứng từ, sổ sách có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, đơn vị Bộ đội biên phòng…) cung cấp.
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự.
Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội có hành vi che giấu hay khống chế mà không cần hậu quả xảy ra. Việc có che giấu được người phạm tội hay không, không có ý nghĩa đối với việc định tội. Hành vi che giấu không có sự hứa hẹn hay thoả thuận từ trước với người phạm tội. Nếu có sự hứa hẹn trước đối với người phạm tội thì không cấu thành tội phạm này. Người có hành vi che giấu có thể bị xử lý về tội phạm trước đó của người được che giấu với vai trò đồng phạm.
Chủ thể của tội che dấu tội phạm
Chủ thể của của tội phạm là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt chủ quan của tội che dấu tội phạm
Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ và mục đích phạm tội không có ý nghĩa đối với việc định tội.
Che giấu tội phạm phạt bao nhiêu năm tù?
Theo Điều 18 Bộ luật Hình sự, người che giấu tội phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm.
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định tại Điều 389.
Cụ thể, Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội che giấu tội phạm như sau:
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây của Bộ luật này, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120 và 121;
b) Điều 123, các khoản 2, 3 và 4 Điều 141, Điều 142, Điều 144, khoản 2 và khoản 3 Điều 146, các khoản 1, 2 và 3 Điều 150, các điều 151, 152, 153 và 154;
c) Điều 168, Điều 169, các khoản 2, 3 và 4 Điều 173, các khoản 2, 3 và 4 Điều 174, các khoản 2, 3 và 4 Điều 175, các khoản 2, 3 và 4 Điều 178;
d) Khoản 3 và khoản 4 Điều 188, khoản 3 Điều 189, khoản 2 và khoản 3 Điều 190, khoản 2 và khoản 3 Điều 191, khoản 2 và khoản 3 Điều 192, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 193, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 194, các khoản 2, 3 và 4 Điều 195, khoản 2 và khoản 3 Điều 196, khoản 3 Điều 205, các khoản 2, 3 và 4 Điều 206, Điều 207, Điều 208, khoản 2 và khoản 3 Điều 219, khoản 2 và khoản 3 Điều 220, khoản 2 và khoản 3 Điều 221, khoản 2 và khoản 3 Điều 222, khoản 2 và khoản 3 Điều 223, khoản 2 và khoản 3 Điều 224;
đ) Khoản 2 và khoản 3 Điều 243;
e) Các điều 248, 249, 250, 251, 252 và 253, khoản 2 Điều 254, các điều 255, 256, 257 và 258, khoản 2 Điều 259;
g) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 265, các điều 282, 299, 301, 302, 303 và 304, các khoản 2, 3 và 4 Điều 305, các khoản 2, 3 và 4 Điều 309, các khoản 2, 3 và 4 Điều 311, khoản 2 và khoản 3 Điều 329;
h) Các khoản 2, 3 và 4 Điều 353, các khoản 2, 3 và 4 Điều 354, các khoản 2, 3 và 4 Điều 355, khoản 2 và khoản 3 Điều 356, các khoản 2, 3 và 4 Điều 357, các khoản 2, 3 và 4 Điều 358, các khoản 2, 3 và 4 Điều 359, các khoản 2, 3 và 4 Điều 364, các khoản 2, 3 và 4 Điều 365;
i) Khoản 3 và khoản 4 Điều 373, khoản 3 và khoản 4 Điều 374, khoản 2 Điều 386;
k) Các điều 421, 422, 423, 424 và 425
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, có thể thấy hình phạt tội che dấu tội phạm được chia làm hai khung hình phạt như sau:
Khung hình phạt thứ nhất: Mức hình phạt cơ bản cho tội danh này nếu các đối tượng có hành vi vi phạm tội che giấu này không thuộc các đối tượng được miễn hình phạt; che giấu với các tội danh được liệt kê rất chi tiết tại điều này. Sẽ có mức hình phạt nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với các hành vi vi phạm ít nghiêm trọng. Nếu như mức độ vi phạm nghiêm trong hơn. Mức phạt tù có thể bị áp dụng là từ 6 tháng đến 5 năm mức phạt tù.
Khung hình phạt thứ hai: Mức hình phạt có tình tiết tăng nặng và mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn. Được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật mà người đó đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi che giấu. Về tính chất khi người phạm tội thuộc vào các trường hợp này sẽ gây rất nhiều khó khăn để thực thi pháp luật đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Vậy nên mức hình phạt tù cao hơn với mức án từ 2 năm đến 7 năm tù.
Trường hợp nào che giấu tội phạm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 thì trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm được quy định cụ thể như sau:
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự 2015.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Che giấu tội phạm phạt bao nhiêu năm tù?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Đổi tên căn cước công dân Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Người phạm tội che giấu các tội phạm có thể bị cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm. Nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ 02 – 07 năm.
Điều 22 Bộ luật hình sự hiện hành quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 Bộ luật hình sự.
Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ; hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sư. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia; hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật hình sự.