Hiện nay việc quên không mang theo giấy tờ xe, bằng lái xe khi tham gia giao thông diễn ra khá phổ biến. Theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì khi tham gia giao thông bắt buộc phải mang theo đăng ký xe bản chính. Vậy trường hợp nào có thể mang bản chụp, bản sao hay những giấy tờ thay thế cho đăng ký xe, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý:
Những giấy tờ nào bắt buộc phải có khi tham gia giao thông?
Yêu cầu về những giấy tờ phải mang theo bên mình khi tham gia giao thông được quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
Điều 58: Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
2, Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe.
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này.
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này.
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Căn cứ những nội dung phía trên, khi lưu thông trên đường các giấy tờ về xe khi bạn tham gia giao thông bắt buộc phải là bản chính.
Một số trường hợp bạn có thể mang những giấy tờ thay thế cho đăng ký xe
Trường hợp 1: Khi đăng ký xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng.
Cụ thể, theo khoản 13 Điều 80 Nghị định 100/NĐ-CP/2019 này quy định: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được sử dụng bản sao chứng thực Giấy đăng ký xe kèm bản gốc Giấy biên nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực, thay cho bản chính Giấy đăng ký xe trong thời gian tổ chức tín dụng giữ bản chính Giấy đăng ký xe.
Đối với trường hợp này, khi xe trở thành vật đảm bảo trong một giao dịch (cầm cố, trả góp…) thì tổ chức tín dụng sẽ giữ đăng ký xe để có căn cứ cho khoản vay. Khi đó công dân sẽ được cấp một biên bản xác nhận.
Trường hợp 2: Bạn đang bị tạm giữ đăng ký xe để đảm bảo nghĩa vụ nộp phạt vi phạm.
Căn cứ vào khoản 2, điều 82 Nghị định 100/NĐ-CP/2019 quy định như sau:
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2, Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.
Trong trường hợp đăng ký xe bị tạm giữ để người vi phạm có trách nhiệm chấp hành hình phạt giao thông, cảnh sát giao thông sẽ cấp một biên bản và giấy hẹn giải quyết vụ việc. Việc sử dụng biên bản còn thời hạn của canhr sat giao thông để thay thế cho đăng ký xe khi tham gia giao thông là hình thức được chấp nhận.
Mức xử phạt khi không mang giấy tờ xe bản chính
Không mang sẽ khác biệt rất nhiều với không có những giấy tờ xe (đăng ký xe, giấy phép lái xe. Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:
Phương tiện | Lỗi | Nghị định 46/2016/NĐ-CP | Nghị định 100/2019/NĐ-CP |
Xe máy | Quên GPLX | 80.000 – 120.000 | 100.000- 200.000 |
Không có GPLX | 800.000 – 1.200.000 | 800.000 – 1.200.000 | |
Ô tô | Quên GPLX | 200.000 – 400.000 | 200.000 – 400.000 |
Không có GPLX | 4.000.000 – 6.000.000 | 4.000.000 – 6.000.000 |
Xem thêm: Xe không chính chủ là gì và mức xử phạt được quy định thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ sang tên xe máy không chính chủ gồm các giấy tờ sau:
+ Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu
+ Tường trình cam kết nguồn gốc xe
+ Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
+ Giấy khai đăng ký xe ( có ghi số khung, số máy)
+ Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên
Hồ sơ được nộp về cơ quan đăng ký xe được ghi trên đăng ký xe.
Sau khi nhận được hồ sơ sang tên cơ quan quản lý hồ sơ xe sẽ tiến hành xét hồ sơ trong vòng 30 ngày. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe sẽ giải quyết đăng ký, cấp biển số.
Bước 3: Nộp lệ phí trước bạ, lệ phí biển số
Sau khi nộp phí trước bạ, phí biển số cơ quan đăng ký xe sẽ tiến hành cấp biển số và đăng ký xe.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung về:
Ảnh chụp, bản sao có được thay thế giấy tờ xe khi đi đường?
Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102