Xin chào Luật sư, tôi có nhập khẩu một lô hàng về linh kiện điện tử, điện lạnh. Tuy nhiên hiện lô hàng đó đang bị xử lý sai phạm vì khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu ở cảng hải quan. Tôi đang cần gấp lô hàng đó nên đang nôn nóng không biết khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xử lý như thế nào? Mong Luật sư sẽ giải đáp thắc mắc của tôi về vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Hi vọng bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Căn cứ pháp lý
Nghị định số 128/2020/NĐ-CP
Xuất xứ hàng hóa là gì?
Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể thế nào là “hàng hóa; không rõ nguồn gốc, xuất xứ”. Tuy nhiên, vấn đề xuất xứ hàng hóa được quy định rõ tại Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005
“14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hoá; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp; có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.”
và hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP; ngày 08 tháng 3 năm 2018; của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất; ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp; có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể hiểu là hàng hóa; không xác định được nguồn gốc của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa; hoặc nơi thực hiện các công đoạn chế biến, sản xuất cuối cùng đối với hàng hóa có nhiều nước; hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa.
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý ngoại thương 2017, khoản 2, 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân; Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như thế nào?
Bộ Tài Chính có Công văn 1523/BTC-TCHQ ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu
Nhằm thực hiện cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ Việt Nam theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do thì tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: mô tả hàng hóa#&VN.
- Trường hợp hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các văn bản dẫn trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam, tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#&KXĐ.
- Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa).
Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về khai hải quan như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, khối lượng, chất lượng, xuất xứ, trị giá của hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ của hàng hóa thuộc vào một trong những trường hợp sau đây:
Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc là từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.
Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, hàng hóa từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc là từ cảng trung chuyển ra nước ngoài.
Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy ở trong khu phi thuế quan.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, chất lượng, số lượng, xuất xứ, trị giá đối với hàng hóa mà nhập khẩu, xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, người có hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng, căn cứ tùy vào tính chất cũng như mức độ vi phạm.
Tuy nhiên, cần lưu ý về việc xử phạt hành chính đối với người có hành vi khai sai về xuất xứ hàng hóa sẽ thay đổi kể từ ngày 10/12/2020 (tức là ngày mà Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực).
Căn cứ theo Điều 8 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về hải quan như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
- Khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, xuất xứ của hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc vào đối tượng chịu thuế nhưng lại không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, trừ trường hợp trên và các trường hợp bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng của Điều này.
- Nếu có một trong những hành vi trên đây mà người khai hải quan tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng cho đến 4.000.000 đồng nếu có hành vi khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa và thuộc vào một trong những trường hợp sau đây:
- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, hóa hóa trung chuyển.
- Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy ở trong khu phi thuế quan.
- Nếu có một trong những hành vi trên đây mà người khai hải quan tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng cho đến 2.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng nếu có hành vi khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc vào đối tượng được miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định pháp luật. Người có hành vi vi phạm này nếu tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng cho đến 2.500.000 đồng.
Khai sai xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 6, khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
- Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;
Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.
- Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
- Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
- Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
Như vậy, căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với tổ chức có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Đối với cá nhân có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP)
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trình bày về thủ tục khai báo thông quan hàng nhập khẩu năm 2023 như thế nào?
- Thủ tục hải quan hàng nhập khẩu năm 2023 như thế nào?
- Mức xử phạt hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ theo quy định
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu xử lý như nào” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như kết hôn với người Hàn Quốc. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hàng hóa xuất xứ thuần túy
Các mặt hàng được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc do lãnh thổ, vùng lãnh thổ hoặc nhóm nước sản xuất toàn bộ theo quy định cho bộ luật do Chính phủ ban hành như: Các sản phẩm được sản xuất từ cây trồng hoặc cây trồng được trồng, thu hoạch tại nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ đó; Các động vật trong nhóm nước, nước hay vùng lãnh thổ được sinh sống, sinh ra và lớn lên tại các khu vực này.
Các mặt hàng có xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nhóm nước, một nước hay một vùng lãnh thổ hay còn coi là có xuất xứ không thuần túy khi hàng hóa đó đáp ứng được các tiêu chuẩn do Bộ Công Thương quy định thuộc Danh mục quy tắc.
Người khai hải quan có quyền:
a) Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
b) Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
c) Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc khai hải quan được chính xác;
d) Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
đ) Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
e) Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
g) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.