Nhãn hiệu là dấu hiệu để người tiêu dùng có thể nhận biết hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp nào. Trên thực tế có không ít doanh nghiệp ăn cắp ý tưởng, sao chép, đạo nhái nhãn hiệu của các doanh nghiệp khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Do đó, để bảo vệ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, để một nhãn hiệu được bảo hộ thì cần đáp ứng các tiêu chí nhất định. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là gì? Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nhãn hiệu là gì?
Theo khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Theo khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, nhãn hiệu của một tổ chức, cá nhân,…chỉ được bảo hộ khi tổ chức, cá nhân,… đó tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Có mấy loại nhãn hiệu theo quy định?
Căn cứ khoản 17, 18, 19, 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 nhãn hiệu được phân loại như sau:
Loại nhãn hiệu | Đặc điểm | Ví dụ |
Nhãn hiệu tập thể | Dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. | “Chè Thái Nguyên”, “Vải thiều Lục Ngạn”… |
Nhãn hiệu chứng nhận | Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính sau:- Xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu.- Cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ.- Chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. | “Hàng Việt Nam chất lượng cao-do người tiêu dùng bình chọn”… |
Nhãn hiệu liên kết | Do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. | “Vingroup”, “Vinhomes”, “Vinmec”, “Vinpearl”… |
Nhãn hiệu nổi tiếng | Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. | Honda, Cocacola, Adidas… |
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là gì?
Tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Đồng thời, khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Vậy, có thể rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
Đối với nhãn hiệu thông thường
Đối với nhãn hiệu thông thường phải thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ. Nhãn hiệu thông thường phải nhìn thấy được, phải có khả năng phân biệt.
Căn cứ vào Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì đối với nhãn hiệu có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ:
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng
Nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
- Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
- Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
- Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
- Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
- Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
- Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
- Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể như sau:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
– Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
– Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cả một quá trình kéo dài và trải qua khá nhiều các bước. Cụ thể chúng ta cần thực hiện những thủ tục sau đây:
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng và được thực hiện đầu tiên khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Bộ hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật cần có:
- Tờ khai đăng ký (theo mẫu của Bộ khoa học & công nghệ ban hành).
- Mẫu nhãn hiệu (In kích cỡ 5cm x 5cm, 8 bản)
- Giấy ủy quyền thực hiện các thủ tục (nếu ủy quyền cho người khác thực hiện).
- Giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu nhãn hiệu (Gồm: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu).
- Giấy Đăng ký kinh doanh của công ty sở hữu nhãn hiệu (đối với trường hợp đăng ký dưới sở hữu của công ty).
Phương thức nộp hồ sơ
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký Khi tiến hành nộp hồ sơ, thì sẽ có hai phương thức nộp như sau:
Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Cục sở hữu trí tuệ. Có ba địa điểm chính để nộp trực tiếp gồm:
- Trụ sở tại Hà Nội: số 384-386, đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
- Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Hoặc nộp online qua Cổng thông tin trực tuyến: http://www.noip.gov.vn/
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Công chứng tại nhà Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Nhãn hiệu là một trong những dấu hiệu để khách hàng, người tiêu dùng nhận diện được sản phẩm, tên tuổi của tổ chức, cá nhân kinh doanh.
– Tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu nếu không thực hiện việc đăng ký bảo hộ sẽ có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu này đã bị trùng hoặc cá nhân, tổ chức khác lợi dụng nhãn hiệu để thu lợi bất chính.
– Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn các rủi ro pháp lý liên quan, được bảo vệ cá nhân, tổ chức trong quá trình được sử dụng nhãn hiệu và chủ động trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Căn cứ theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC) có quy định như sau:
– Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi) đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là 150.000 đồng.
– Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là 120.000 đồng. Đối với đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm là 100.000 đồng.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu là không giống nhau. Tại Khoản 6 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Còn đối với nhãn hiệu nổi tiếng thì tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ 2005, Thời hạn với nhãn hiệu nổi tiếng là đến khi nhãn hiệu này không còn đáp ứng được các tiêu chí đánh giá trên.