Hiện nay với thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc tiếp nhận thông tin hình ảnh đã không còn khó khăn, con người dễ dàng tiếp cận tri thức. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích này đem lại thì việc sao chép, ăn cắp chất xám cũng xảy ra với số lượng nhiều. Lúc này việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hoá, dịch vụ của mình. Vậy làm sao để thực hiện thủ tục này một cách nhanh chóng, theo đúng quy định pháp luật là vấn đề nhiều bạn đọc quan tâm đến. Tại nội dung dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nhanh chóng, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến độc giả.
Căn cứ pháp lý
Để được một nhãn hiệu được bảo hộ cần đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được cấp văn bằng thì tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu cần đăng ký phải đảm bảo được các điều kiện trên.
Ai là người có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
– Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Ngoài ra các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Đồng thời trường hợp nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy đinh đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
– Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, sau đó nộp hồ sơ đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký; xử lý tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức của hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền:
Đây là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền về quản lý hành chính nhà nước.
Qua đây, cơ quan sẽ đánh giá tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ; về cả hình thức và nội dung; từ đó đưa ra kết luận là có hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định hình thức thường khoảng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn và cấp quyền ưu tiên.
Bước 2: Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ sẽ được đăng công khai (công bố) trên Công báo Sở hữu công nghiệp (SHCN) thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
Bước 3: Thẩm định nội dung và cấp văn bằng độc quyền.
Sau khi đã chấp nhận về mặt hình thứ; sẽ đến quá trình thẩm định nội dung; để đánh giá khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá; theo đề nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Thẩm định ở đây là xem nhãn hiệu có trùng với nhãn hiệu đã được ai đăng ký hay chưa.
Nơi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến, cụ thể:
Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng. ịa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện. Sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên.
Khi chuyển tiền phí, lệ phí, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
Hình thức nộp đơn trực tuyến
Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Đồng thời được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để đăng ký quyền nhãn hiệu.
Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí.
Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến. Nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy. Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
Có thể bạn quan tâm:
- Đăng ký nhãn hiệu ở đâu – Địa chỉ uy tín giá rẻ chất lượng hiện nay
- Nhãn hiệu nổi tiếng có cần đăng ký bảo hộ không?
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được pháp luật quy định như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nhanh chóng năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ tư vấn về Trích lục ghi chú ly hôn, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Việc nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa giúp cá nhân, tổ chức ngăn chặn việc các tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Đồng thời tránh trường hợp các nhãn hiệu hàng hóa hình thành sau này của chủ sở hữu khác giống và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của mình. Trường hợp cá nhân, tổ chức đó vẫn cố tình vi phạm, chủ nhân nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký sẽ được cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền lợi của mình. Những đối tượng vi phạm sẽ phải bồi thường và thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các loại nhãn hiệu sau có thể nộp đơn đăng ký cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam bao gồm:
Nhãn hiệu dưới dạng chữ cái, từ ngữ;
Nhãn hiệu hình ảnh (logo);
Nhãn hiệu hình ba chiều;
Nhãn hiệu âm thanh;
Nhãn hiệu kết hợp các yếu tố trên.
Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.