Hiện nay, không thể phủ nhận những công lao xây dựng đất nước của Nhà nước cũng như đội ngũ Đảng viên tinh anh, ưu tú. Tuy vậy, cũng không thể mặc nhiên lấp liếm những hành vi đồi bại, suy đồi đạo đức Đảng viên. Một trong những tệ nạn đó chính là hiện trạng Đảng viên tham gia, tổ chức đánh bạc. Vậy, Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào theo quy định năm 2023. Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
- Quy định số 69-QĐ/TW.
Đảng viên gồm những đối tượng nào?
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn của người Đảng viên như sau:
Tiêu chuẩn của đảng viên được quy định rõ ràng ở Điều 1 trong Điều lệ Đảng, gồm 2 điểm, đó là:
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, cá nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Những hành vi bị cấm đối với Đảng viên
Có thể thấy, hành vi đánh bạc là một trong các hành vi bị xử lý kỷ luật khá nặng đối với Đảng viên bởi đây không chỉ là một trong những tệ nạn xã hội đặc biệt nghiêm trọng mà còn là một trong những hành vi Đảng viên không được làm đã được nêu cụ thể tại Điều 18 Quy định 37-QĐ/TW năm 2021:
“Điều 18. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma túy; sử dụng rượu, bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.”
Và được hướng dẫn chi tiết tại Hướng dẫn 02-HD/UBKTTW:
- Tổ chức, tham gia đánh bạc, lôi kéo, xúi giục, kích động người khác tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức.
Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào?
Theo Quy định số 69-QĐ/TW, Đảng viên đánh bạc có thể bị kỷ luật bằng hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng khi là chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất này.
Ngoài ra, Đảng viên còn có thể bị áp dụng các hình thức nhẹ hơn trong các trường hợp sau đây:
- Cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Quy định 69 năm 2022.
- Đánh bạc nhưng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc chủ mưu, tổ chức và khởi xướng đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về việc đánh bạc nhưng lại tái phạm thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Ngoài ra, Điều 2 Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW cũng quy định:
+ Đảng viên vi phạm bị kỷ luật cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ) thì tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào quy định nêu trên để xem xét, quyết định cụ thể: Cảnh cáo hoặc cách chức một, một số hoặc tất cả các chức vụ trong Đảng đối với đảng viên đó
+ Đảng viên vi phạm bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, nếu xét thấy không còn đủ uy tín thì tổ chức Đảng có thẩm quyền quyết định cho miễn nhiệm hoặc đề nghị cho thôi giữ chức vụ đó.
Như vậy, Đảng viên đánh bạc nhưng chưa bị xử lý thì có thể bị cảnh cáo hoặc cách chức hoặc miễn nhiệm, thôi giữ chức vụ nếu có chức vụ; đã bị xử lý thì tùy vào mức độ, tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng… mà nặng nhất Đảng viên sẽ bị khai trừ khỏi Đảng.
Tùy từng trường hợp về số tiền thu được trên chiếu bạc, còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 321 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Kỷ luật đảng không thay thế kỷ luật hành chính, kỷ luật đoàn thể và các hình thức xử lý của pháp luật.
Điều 321. Tội đánh bạc
1.332 Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Cũng cần lưu ý rằng, trường hợp vi phạm của đảng viên đó đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án tuyên phạt từ hình phạt cải tạo không giam giữ trở lên thì căn cứ Quy định số 69-QĐ/TW, đảng viên đó phải bị áp dụng hình thức kỷ luật khai trừ.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đảng viên đánh bạc bị xử lý thế nào theo QĐ năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục cấp lại sổ đỏ đất nông nghiệp. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sư như sau:
Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.
Đánh bạc không chỉ là hành vi Đảng viên không được làm mà đây còn alf hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, nếu mức độ, tính chất của hành vi đánh bạc của Đảng viên có dấu hiệu hình sự thì người này còn đối mặt với việc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Do đó, bên cạnh việc kỷ luật Đảng, Đảng viên còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ngồi tù đến 07 năm tù
Nếu có dấu hiệu tội phạm, người đánh bạc có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm: Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào thua bằng tiền/hiện vật trị giá từ 05 – dưới 50 triệu hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm…
Phạt tù từ 03 – 07 năm: Có tính chất chuyên nghiệp; tiền/hiện vật dùng để đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên; tái phạm nguy hiểm; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.
Phạt tiền đến 02 triệu đồng
Nếu mức độ nhẹ hơn và không đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Đảng viên có thể bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng với các hành vi:
Đánh bạc trái phép bằng các hình thức: Tá lả, tổ tôm, xóc đĩa, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, 13 lá, đá gà, tài xỉu…