Sau khi tiến hành thủ tục ly hôn thì ai sẽ phải trả nợ chung sau khi ly hôn của hai vợ chồng? Người được chia nhiều tài sản phải trả có đúng hay không?
LSX xin đưa ra ý kiến tham khảo như sau:
Căn cứ:
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn:
1. Quy định chung về ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tất nhiên kèm theo việc ly hôn sẽ là phân chia tài sản; và phân chia cả các khoản nợ.
Nợ chung trong thời kỳ hôn nhân được hiểu là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc những khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái. Đối với những khoản nợ chung, vợ chồng phải có trách nhiệm cùng nhau trả nợ cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
2. Ai sẽ phải trả nợ chung sau khi ly hôn?
Quy định của pháp luật:
Theo quy định tại Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình: Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình.
Khoản 3, Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
Như vậy, việc giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn sẽ tiến hành như sau:
- Các khoản nợ trong thời kỳ hôn nhân mà đến nay vợ chồng vẫn chưa trả xong thì pháp luật vẫn xác định đó là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng. Khi ly hôn, mỗi người có nghĩa vụ thanh toán một nửa số nợ. Đây là quy định tại điều 27 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Về mặt pháp lý thì ” khoản nợ chung” giống như tài sản chung và nghĩa vụ chung của vợ chồng nên việc phân chia nghĩa vụ trả nợ chung sau khi ly hôn cũng áp dụng tương tự như quy định của pháp luật như chia tài sản khi ly hôn.
Việc giải quyết nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Việc chia sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án phân chia tài sản riêng. Tòa tuyên của bên nào thì thuộc quyền sở hữu bên đó.
- Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Tóm lại, đối với các khoản nợ chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn chưa trả xong thì pháp luật vẫn xác định là nghĩa vụ chung. Mỗi người phải có nghĩa vụ thanh toán một nửa số nợ chung đó. Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về nghĩa vụ trả nợ. Đây chính là câu trả lời cho câu hỏi ai sẽ phải trả nợ chung sau khi ly hôn.
Nếu khoản vay chỉ đứng riêng tên vợ hoặc chồng; khoản vay đó không nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; hoặc khoản vay đó cũng không phải khoản vay được ủy quyền hoặc đại diện cho người còn lại thì đó không được coi là nợ chung của hai vợ chồng. Do đó nếu ly hôn người không đứng tên vay không có nghĩa vụ liên đới trong việc trả số nợ đó.
Hy vọng mọi người không còn tranh cãi về việc ai phải trả nợ chung sau khi ly hôn.
Quý khách có thể xem thêm bài viết:
- Thủ tục ly hôn đơn phương
- Thủ tục ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn thuận tình
- Cách viết đơn ly hôn đơn phương
- Tra cứu án phí ly hôn
- Chia tài sản khi ly hôn
Quý khách có thể tham khảo dịch vụ liên quan của LSX:
- Dịch vụ tư vấn ly hôn
- Dịch vụ viết đơn ly hôn đơn phương
- Dịch vụ viết đơn ly hôn thuận tình
- Dịch vụ ly hôn nhanh
VIDEO THAM KHẢO
Khuyến nghị
- LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ ly hôn tại Việt Nam
- Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay