Trong những năm gần đây, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng tăng cao, trong đó phẫu thuật thẩm mỹ chính là một trong những giải pháp được các chị em lựa chọn phổ biến. Song, nhiều người không may vì chọn nhầm cơ sở làm đẹp không uy tín, chưa được cấp chứng chỉ hành nghề thẩm mỹ nên phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và hiểm họa đến sức khỏe, tính mạng. Nhiều độc giả thắc mắc không biết theo quy định, Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người bị xử phạt như thế nào? Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? Bác sĩ giả mạo giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ bị xử lý thế nào? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người bị xử phạt như thế nào?
Tùy theo mức độ vi phạm mà thẩm mỹ viện “chui” sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 6, khoản 7 Điều 39, Nghị định 117/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 39. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc tại địa điểm không được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh;
b) Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu;
c) Áp dụng kỹ thuật, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế;
d) Không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là bệnh viện có quy mô trên 500 giường bệnh;
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Điều trị nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép điều trị nội trú, trừ trường hợp được lưu người bệnh ngoại trú để theo dõi theo quy định của pháp luật.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3, các điểm a, c khoản 4, điểm c khoản 5 và các điểm b, c, d, e khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
d) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 và điểm c khoản 6 Điều này;
đ) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách chuyên môn của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và các điểm b, e khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 5 Điều này (nếu có);
c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và b khoản 5 Điều này.
Như vậy, Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người có thể bị xử phạt hành chính từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng, đồng thời có thể bị đình chỉ hoạt động trong vòng từ 12-24 tháng.
Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh sau:
+ Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế – Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội giết người – Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
+ Tội vô ý làm chết người – Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người bị đi tù bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định số 155/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định của nhà nước về dịch vụ y tế thì các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật hình sự về tội Vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015 theo đó, mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bác sĩ giả mạo giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ bị xử lý thế nào?
Phạt hành chính
Bác sĩ giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ; có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh; chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm d khoản 8 nghị định 117/2020.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Việc làm giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ là hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi; và sức khỏe của người bệnh
Có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự; về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc; hoặc dịch vụ y tế ( Điều 315 BLHS)
Dựa vào vụ việc cụ thể có thể bị tăng nặng hình phạt lên tới 15 năm tù giam. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Bác sĩ thẩm mỹ viện “chui” làm chết người” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như là tư vấn pháp lý về dịch vụ Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về trách nhiệm hình sự, căn cứ vào các cấu thành của tội danh, bác sĩ làm chết bệnh nhân trong quá trình khám chữa bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự các tội danh sau:
Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính – Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế – Điều 315 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội giết người – Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội vô ý làm chết người – Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Bác sĩ giả giấy tờ để phẫu thuật thẩm mỹ; có thể bị phạt lên tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh; chữa bệnh trong thời hạn từ 22 tháng đến 24 tháng theo điểm d khoản 8 nghị định 117/2020.
Trường hợp người trực tiếp thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ làm chết người thì tùy theo tính chất vụ việc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo quy định tại Điều 315 BLHS năm 2015 theo đó, mức hình phạt nhẹ nhất từ 01-05 năm tù, nặng nhất là 15 năm tù.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.