Chào Luật sư X, tôi có một vụ ẩu đả với cảnh sát giao thông vì anh ta phạt tiền dù tôi không vi phạm lỗi và mang đầy đủ giấy tờ xe, thấy tôi không đồng ý nộp phạt và đe dọa sẽ quay video lại để tung lên mạng thì cảnh sát giao thông ấy đánh tôi. Sau vụ ẩu đả đó tôi bị chấn thương phần mềm, gãy một tay nên quyết định khởi kiện lên Tòa án. Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục, Tòa án đã tuyên và đưa ra bản án hành chính sơ thẩm. Tuy nhiên, tôi không biết bản án hành chính sơ thẩm này có hiệu lực khi nào. Xin được tư vấn.
Chào bạn, theo quy định của pháp luật là vụ án phát sinh khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC), quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật… Đó là vụ án hành chính. Vậy các quy định về vụ án hành chính hiện nay là gì? Bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực khi nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật tố tụng hành chính 2015
Khái niệm vụ án hành chính
Vụ án hành chính (VAHC) theo quy định của pháp luật là vụ án phát sinh khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân (TAND) xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính (QĐHC), hành vi hành chính (HVHC), quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri của cơ quan nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.
Có hai điều kiện để một VAHC phát sinh :
- Thứ nhất, điều kiện cần là có hành vi khởi kiện của cá nhân, tổ chức, cơ quan. Pháp luật quy định chỉ khi có hành vi khởi kiện của các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan theo luật định thì mới phát sinh vụ án.
- Thứ hai, điều kiện đủ là việc khởi kiện phải được TAND thụ lý giải quyết. Không phải vụ án nào cũng được TAND thụ lý giải quyết. Chỉ khi TAND thụ lý giải quyết thì mới hình thành Vụ án hành chỉnh để giải quyết. Tuy vậy, pháp luật cũng quy định nếu thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án không được phép từ chối giải quyết.
Đặc điểm của vụ án hành chính
Về bản chất, VAHC chỉ có thể xảy ra trong trường hợp có tranh chấp giữa chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Đối tượng quản lý hành chính được Nhà nước trao quyền khởi kiện VAHC khi có sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Dựa vào định nghĩa VAHC có thế thấy rõ một số đặc điểm cụ thể như sau:
Thứ nhất: Chỉ khi có yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật thì VAHC mới phát sinh.
Luật TTHC 2015 quy định về đặc điểm này ở Điều 5 như sau: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này”.
Như vậy, VAHC xuất phát từ tranh chấp giữa chủ thể và đối tượng quản lý hành chính nhà nước. Khi có sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp, các đối tượng quản lý hành chính được khởi kiện VAHC. Sự xâm hại này phải xuất phát từ các quyết định hành chính hoặc các hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước và những người có thẩm quyền trong các cơ quan này không tuân thủ theo quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.
Như vậy, thực chất VAHC có vai trò trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của QĐHC, HVHC.
Thứ hai : Vụ án hành chính chỉ phát sinh khi được Tòa án thụ lý.
Đặc điểm này chỉ ra rằng một tranh chấp giữa các chủ thể tư và các cơ quan, tổ chức Nhà nước muốn trở thành VAHC cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định. Tuy nhiên, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hành chính không có nghĩa là VAHC đương nhiên phát sinh khi có đơn khởi kiện.
Cần lưu ý rằng, chỉ khi vụ án đó được thụ lý, Tòa án mới có nhiệm vụ giải quyết VAHC theo yêu cầu khởi kiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Ngoài ra, việc thụ lí vụ án còn làm phát sinh những quyền hạn cụ thể của tòa án trong xét xử hành chính, cụ thể là đơn kiện đã được thụ lí thì VAHC đã phát sinh và phải được giải quyết bằng bản án hay quyết định của tòa án.
Thứ ba, đặc thù vụ án hành chính
VAHC có đặc thù là có đối tượng chỉ bao gồm “quyết định hành chính” và “hành vi hành chính” do người có thẩm quyền trong các cơ quan công quyền ban hành hoặc thực hiện.
Thứ tư, VAHC có các bên chủ thể đặc thù
Một bên chủ thể trong VAHC là chủ thể có thẩm quyền của các cơ quan công quyền. Các chủ thể này mang một phần quyền lực nhà nước dựa trên thẩm quyền của mình vì vậy mối quan hệ giữa hai bên chủ thể trong VAHC không ngang bằng nhau (một bên là công dân một bên là cơ quan hành chính thực thi quyền lực nhà nước). Sự không ngang bằng này trước hết về vị thế chính trị và cũng có thể về cả hiểu biết xã hội, hiểu biết pháp luật
Thứ năm, về tính chất đặc thù của VAHC nên một VAHC không có thủ tục hòa giải
Cũng do tính chất phức tạp của loại án hành chính, nên sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết án hành chính là bắt buộc đối với tất cả vụ án ngay từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết án (Điều 23 Luật TTHC).
Như vậy VAHC là việc các chủ thể khởi kiện lên Tòa án để yêu cầu xem xét tính hợp pháp của các QĐHC, HVHC ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình. VAHC có đặc thù riêng biệt như đã nêu ở trên.
Bản án hành chính sơ thẩm
Thuật ngữ “bản án” được sử dụng lần đầu tiên tại Sắc lệnh thiết lập các toà án quân sự ngày 13.9.1945. Tuy nhiên, đến ngày 3.3.1969 Toà án nhân dân tối cao mới ban hành Thông tư số 1-UB hướng dẫn về cơ cấu bản án và cách viết bản án.
Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ viết bản án. Ở một số nước, thuật ngữ bản án chỉ dùng trong trường hợp xét xử vụ án hình sự, còn trong việc giải quyết vụ kiện dân sự thì văn bản ghi nhận quyết định của toà án tuyên xử gọi là quyết định của toà án. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hình sự cũng như dân sự đều dùng thuật ngữ chung là bản án. Bản án trong lĩnh vực hình sự gọi là bản án hình sự. Bản án trong lĩnh vực dân sự gọi là bản án dân sự.
Bản án sơ thẩm: là bản án của Tòa án xét xử sơ thẩm. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bản án hành chính: Là bản án trong vụ viêc hành chính. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực pháp luật khi nào?
Với bản án hành chính theo Luật tố tụng Hành chính 2015.
- Cấp sơ thẩm: Bản án hoặc phần của bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2 Điều 215 LTTHC 2015)
+ Trong đó, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 206 LTTHC 2015)
+ Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. (Khoản 1 Điều 213 LTTHC)
Có thể bạn quan tâm
- Thứ tự xe đi qua vòng xuyến được quy định như thế nào?
- Gửi đơn khiếu nại online như thế nào? Mới 2022
- Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả sổ bảo hiểm 2022
- Giấy ủy quyền làm lý lịch tư pháp mới 2022
- Mẫu đơn kiến nghị trả lương mới 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bản án hành chính sơ thẩm có hiệu lực khi nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tạm ngừng kinh doanh; tra cứu quy hoạch xây dựng; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cấp sơ thẩm: Bản án hoặc phần của bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. (Khoản 2 Điều 215 LTTHC 2015).
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kháng cáo. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Bản án hành chính sở thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và chỉ có hiệu lực pháp luật nếu không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Bất kì bản án nào- dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mời thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tài thẩm.