Mỗi khi đến dịp Tết là nhu cầu mua hàng hóa của người tiêu dùng lại tăng cao. Biết được điều đó, nhiều người đã lợi dụng cơ hội này để bán hàng giả cho người tiêu dùng để kiếm thêm thu nhập. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, hành vi Bán hàng giả trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào? Có những dấu hiệu nhận biết hàng giả nào theo quy định? Bán hàng giả trong dịp Tết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đền này thông qua bài viết “Bán hàng giả trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào?” cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm hàng giả
Tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ gồm: Hàng giả nhãn hiệu và hàng giả chỉ dẫn địa lý, hàng hoá sao chép lậu. Trong đó:
– Hàng giả nhãn hiệu: Là hàng hoá có nhãn hiệu, dấu hiệu trùng/khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
– Hàng hoá sao chép lậu: Là bản sao được sản xuất mà không được chủ thể quyền tác giả/quyền liên quan cho phép.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP,
“Hàng giả” gồm:
a) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
c) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 của Luật Dược năm 2016 và dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 của Luật Dược năm 2016;
d) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
e) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Như vậy, xét theo quy định pháp luật không có bất cứ văn bản nào quy định về thuật ngữ, khái niệm “hàng nhái” mà thuật ngữ này chỉ để sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.
Bán hàng giả trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và khoản 7 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022, quy định về hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. cụ thể:
– Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với hành vi nhập khẩu hàng giả hoặc hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Là thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trông thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
+ Là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
+Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 4 Điều này;
+Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Bán hàng giả trong dịp Tết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội buôn bán hàng giả như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt tù |
1 | Buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm | 02 – 05 năm |
2 | – Có tổ chức; – Có tính chất chuyên nghiệp; – Tái phạm nguy hiểm; – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; – Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; – Buôn bán qua biên giới;- Hàng giả có số lương tương đương hàng thật trị giá từ 150 – dưới 500 triệu đồng- Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 100 – dưới 500 triệu đồng – Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương từ 31-60% | 05 – 10 năm |
3 | – Hàng giả có số lương tương đương hàng thật trị giá 500 triệu đồng trở lên- Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng – dưới 1,5 tỷ đồng – Làm chết người- Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương từ 61% trở lên/người hoặc từ 61 – 121%/hai người trở lên | 10 – 15 năm |
4 | – Thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại từ 1,5 tỷ đồng trở lên- Làm chết 02 người trở lên- Gây thương tích/tổn hại sức khoẻ với tổng tỷ lệ tổn thương 122% trở lên/02 người trở lên | 15 – 20 năm hoặcchung thân |
Như vậy, người buôn bán hàng giả nếu đủ cơ sở xử lý hình sự sẽ bị truy cứu trách nhiệm về Tội buôn bán hàng giả theo quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm
- Hoãn thi hành án tử hình được thực hiện thế nào?
- Quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành án tại Việt Nam
- Thi hành án phạt quản chế diễn ra theo trình tự nào chế theo pháp luật
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bán hàng giả trong dịp Tết bị xử phạt như thế nào?”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến kết hôn với người nước ngoài. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và điểm a, b khoản 8 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 31/01/2022, mức xử phạt hành vi sản xuất hàng giả, bao bì hàng hóa phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến đến 50.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.
Như vậy, sản phẩm, hàng hoá bị xem là làm nhái, làm giả nếu có một trong các dấu hiệu sau:
– Giả về chất lượng, công dụng của sản phẩm.
– Giả về nhãn hiệu, bao bì hàng hoá, sản phẩm.
– Giả về sở hữu trí tuệ.
– Giả về tem, nhãn, bao bì sản phẩm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản này;
+ Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.