Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; chính là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị pháp luật cấm. Vậy hành vi như vậy sẽ bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu ngày sau đây.
Căn cứ pháp lý
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là gì ?
Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 116/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Cạnh tranh thì khái niệm bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh được quy định cụ thể như sau:
– Trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ với mức dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh là việc bán hàng, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn tổng các chi phí sau đây:
+ Chi phí cấu thành giá thành sản xuất hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này hoặc giá mua hàng hóa để bán lại;
+ Chi phí lưu thông hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này.
Hành vi không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ
Các hành vi sau đây không bị coi là hành vi bán hàng hóa dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh:
+ Hạ giá bán hàng hóa tươi sống;
+ Hạ giá bán hàng hoá tồn kho do chất lượng giảm, lạc hậu về hình thức, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng;
+ Hạ giá bán hàng hoá theo mùa vụ;
+ Hạ giá bán hàng hoá trong chương trình khuyến mại theo quy định của pháp luật;
+ Hạ giá bán hàng hoá trong trường hợp phá sản, giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, thay đổi địa điểm, chuyển hướng sản xuất, kinh doanh;
+ Các biện pháp thực hiện chính sách bình ổn giá của nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật về giá.
– Các trường hợp hạ giá bán quy định trên phải được niêm yết công khai; rõ ràng tại cửa hàng, nơi giao dịch về mức giá cũ, mức giá mới, thời gian hạ giá.
Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ bị xử phạt ra sao?
Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ là hành vi vi phạm pháp luật
Điểm a Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018 quy định:
“Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;”
Như vậy hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức thấp hơn giá thành toàn bộ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa
Xử phạt hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP; doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị phạt tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm thuộc một một trong các hành vi sau đây:
“Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến; hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;”
Hình phạt bổ sung
Ngoài việc bị phạt tiền; doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; là tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP; doanh nghiệp vi phạm có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
– Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng; thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
– Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
Như vậy doanh nghiệp bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ với mức thấp hơn giá thành toàn bộ sẽ bị phạt tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm; theo đó doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường do ai xử phạt ?
Theo Điều 27 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, như sau:
Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có các thẩm quyền xử phạt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại điểm b; điểm c khoản 2 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP sau:
+ Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện được sử dụng để vi phạm
+ Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, e, h, i và k khoản 3 Điều 3 Nghị định 75/2019/NĐ-CP:
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này; tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về cạnh tranh còn có thể bị buộc áp dụng một; hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
– Buộc cải chính công khai;
– Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; lạm dụng vị trí độc quyền;
– Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng; thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
– Buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp nhận sáp nhập, doanh nghiệp mua lại, doanh nghiệp mới hình thành sau tập trung kinh tế;
– Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
– Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa MỚI NHẤT
- Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Quảng cáo thương mại trong hoạt động thương mại là gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ bị xử phạt ra sao?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 quy định như sau:
“Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.