Bản quyền phần mềm máy tính có thể đăng ký bản quyền tác giả cho các nhân hoặc tổ chức sáng tạo ra các phầm mềm. Việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, ứng dụng điện thoại, bản quyền game,… là cách thức quan trọng nhất để bảo hộ bản quyền tác giả. Bản quyền phần mềm máy tính được đăng ký theo thủ tục như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết của Luật sư X về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 (Luật SHTT hiện hành);
Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL
Nội dung tư vấn
Phần mềm máy tính là gì?
Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Quyền sở hữu trí tuệ đối với bản quyền phần mềm máy tính gồm những gì?
Quyền sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính chính là quyền tác giả của phần mềm máy tính. Theo quy định tại Điều 18 Luật SHTT hiện hành, quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ phần mềm máy tính sẽ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo quy định tại Điều 18, 19, 20 Luật SHTT hiện hành, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:
Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín.
Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Chủ thể nào có quyền đăng ký bản quyền phần mềm máy tính?
Theo quy định tại Điều 14 Luật SHTT thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Theo đó, tác giả chủ sở hữu phầm mềm có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam: cá nhân, tổ chức là người Việt Nam; cá nhân, tổ chức là người nước ngoài.
Tại sao nên đăng ký bảo hộ cho phần mềm máy tính?
Đăng ký bản quyền tác giả là việc chủ tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn đăng ký bản quyền và hồ sơ kèm theo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin bao gồm tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu.
Mặc dù việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả nhưng đây lại là bước ghi nhận quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tác phẩm của chính tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Khi tổ chức, cá nhân được cấp GCN đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính thì không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, đồng thời đây cũng là xu thế tất yếu để giảm thiểu các tranh chấp phát sinh trong tương lai.
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu). Lưu ý: tờ khai phải được viết bằng tiếng Việt, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả/người được ủy quyền nộp đơn ghi đầy đủ thông tin và ký tên. Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả Ban hành kèm theo Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành.
- 02 bản sao chương trình máy tính được thu vào đĩa CD.
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền.
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính ở đâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (đăng ký bản quyền phần mềm) là Cục Bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính như thế nào?
Đăng ký bản quyền phần mềm máy tính sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính
Hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính gồm những giấy tờ nêu trên.
Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền, chủ sở hữu sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả.
Theo dõi hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm tại Cục bản quyền tác giả
Sau khi đã nộp, người nộp hồ sơ cần theo dõi hồ sơ đăng ký, kịp thời bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong trường hợp hồ sơ có những thiếu xót hoăc phải sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký
Cấp giấy chứng nhận đăng ký phần mềm cho chủ sở hữu
Sau khi thẩm định hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ cơ quan đăng ký sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm, ngược lại hồ sơ cần bổ sung hoặc không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ ra thông báo bổ sung hồ sơ hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền cho phần mềm.
Có thể bạn quan tâm
- Nghe nhạc trực tuyến có vi phạm bản quyền không?
- Photo sách để bán có vi phạm bản quyền tác giả không?
- Hướng dẫn làm Tờ khai đăng ký bản quyền tác giả
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: “Bản quyền phần mềm máy tính được đăng ký theo thủ tục như thế nào?”. Để sử dụng dịch vụ của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.
Tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm. Theo đó, tác giả chủ sở hữu phầm mềm có thể đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam: cá nhân, tổ chức là người Việt Nam; cá nhân, tổ chức là người nước ngoài.
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.
– 02 bản sao chương trình máy tính được thu vào đĩa CD.
– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người nộp đơn là người được ủy quyền.
– Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa.
– Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả.
– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.