Báo chí đưa thông tin sai sự thật bị phạt thế nào?

bởi Luật Sư X
Báo chí đưa thông tin sai sự thật bị phạt thế nào?

Việc báo chí đưa tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân khác là điều không còn xa lạ. Mới đây vụ việc về bột canh i – ot Hải Châu được cho là không có i-ot đã khiến doanh nghiệp lao đao và giảm doanh số. Vậy mức phạt với cơ quan báo chí đưa thông tin này là như thế nào?

Căn cứ:

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ đưa thông tin trung thực của báo chí

Báo chí phải có nghĩa vụ là đưa thông tin một cách trung thực và khách quan. Điều này được quy định cụ thể tại Luật báo chí 2016 như sau:

Điều 4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

1. Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.

2. Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;

b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;

d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;

e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.

Ngoài ra, việc đưa thông tin sai sự thật là điều bị nghiêm cấm tại Điều 9 của luật này:

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

Một cơ quan báo sẽ không được vi phạm và nếu có sẽ bị xử phạt với mức rất nặng được quy định tại Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.

Mức xử phạt khi đưa thông tin sai sự thật

Về mức xử phạt: Các hành vi nêu trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản như sau:

Điều 8. Vi phạm quy định về nội dung thông tin

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí;

b) Không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng, phát trên báo chí;

c) Sử dụng tin, bài để đăng, phát trên báo chí nhưng không biết rõ tên thật, địa chỉ của tác giả, nhóm tác giả.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng;

b) Minh họa, rút tít không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;

c) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới trên tạp chí nghiên cứu chuyên ngành nhưng không có chú dẫn xuất xứ tư liệu;

d) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

đ) Công bố tài liệu, thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hợp pháp tài liệu, bức thư đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

e) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng;

b) Miêu tả tỷ mỉ hành động dâm ô, chém, giết, tai nạn rùng rợn trong các tin, bài, ảnh;

c) Đăng, phát tin, bài, ảnh kích dâm, khỏa thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

d) Đăng, phát thông tin truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;

đ) Đăng, phát thông tin về những chuyện thần bí, các vấn đề khoa học mới chưa được kết luận trên ấn phẩm không phải tạp chí nghiên cứu chuyên ngành;

e) Đăng, phát thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi không có căn cứ chứng minh những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Khai thác để đăng, phát các văn kiện, tài liệu của tổ chức, tài liệu, thư riêng của cá nhân có liên quan đến các vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các vụ việc tiêu cực hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật đang chờ kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng không nêu rõ xuất xứ của các văn kiện, tài liệu, thư riêng;

h) Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

b) Đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng;

b) Đăng, phát thông tin kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy.

6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đăng, phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

b) Đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm h Khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Tuy nhiên, để quý độc giả nắm bắt được mức xử phạt cụ thể thì chúng tôi sẽ tóm gọn như sau:

  • Khi đưa thông tin sai sự thật nhưng gây hậu quả chưa nghiêm trọng thì phạt từ 1 đến 3 triệu đồng
  • Khi đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng
  • Khi đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng

Đi kèm với việc phạt tiền thì cơ quan báo sẽ buộc phải xin lỗi và cải chính thông tin trên phương tiện truyền thông.

Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc!

Khuyến nghị

  1. LSX là thương hiệu hàng đầu về dịch vụ luật sư tranh tụng tại Việt Nam
  2. Nội dung tư vấn pháp luật mà LSX cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo. Để có những những tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người dân tiếp cận nguồn thông tin khó phân biệt được thông tin chính thống hay thông tin sai sự thật, vậy có những trang báo nào là chính thống?

Quý độc giả có thể tham khảo một số trang báo chính thống như: Vnexpress.vn; Zing.vn; Thanh Niên Online; Kenh14.vn; Lao động; Tuổi Trẻ Online; Dân trí; Baomoi.com; Vietnamnet.vn; 24h.com.vn;…

Báo chí đăng tin sai sự thật có thể bị xử lý hình sự không?

Nếu thông tin gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ quan, tổ chức, cá nhân như: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì cơ quan báo chí sẽ bị xử lý về tội vu khống theo Điều 156 BLHS 2015.

Báo chí đưa thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vậy tổ chức cá nhân này có được khởi kiện không?

Trước tiên cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu người đăng tin chấm dứt hành vi đăng tin sai sự thật ảnh hưởng đến quyền lợi của mình, yêu cầu xin lỗi, cải chính thông tin, bồi thường thiệt hại: chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, bù đắp về tổn thất tinh thần.
Nếu bên báo chí không cải chính thông tin thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại đến chính cơ quan báo chí đó; hoặc khởi kiện đến Tòa án nơi Tòa soạn báo đặt trụ sở chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm