Ngày nay, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phấn đấu cho một chế độ công bằng và văn minh; dân chủ và giàu mạnh. Ấy thế mà trong xã hội vẫn tồn tại một hiện tượng làm nhức nhối trái tim và lương tri của những người lương thiện. Đó là hiện tượng bạo hành trẻ em. Vậy thế nào là bạo hành? Hành vi bảo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Hãy cùng Luật sự X tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
- Luật hình sự 2015
- Luật trẻ em 2016
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Đối tượng nào được gọi là trẻ em ?
Trước giờ chúng ta nghe rất nhiều lần cụm từ “trẻ em“, nào là “bảo vệ quyền lợi trẻ em”, “bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em”, “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… Nhưng bạn đã hiểu đầy đủ khái niệm trẻ em theo quy định luật hiện hành là như thế nào chưa?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Vậy dưới 16 tuổi được xác định như thế nào?
Ví dụ: một người sinh ngày 02/09/2000 thì đến ngày 02/09/2016 thì mới được xem là “đủ 16 tuổi”, còn trường hợp chưa đến ngày 02/09/2016 thì được coi là “dưới 16 tuổi“.
Thế nào là hành vi bạo hành trẻ em?
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản bạo hành là hành động và lời nói có tính chất vũ phu, bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác
Theo pháp luật hiện hành, bạo hành trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP, bao gồm:
Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm;
Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em
Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn đến thể xác và tinh thần;
Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ;
Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
Xem thêm: Trẻ em có được lao động kiếm tiền
Bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Tùy theo động cơ; mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại, người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình)
Hiện nay, các mức xử phạt với người bạo hành trẻ em được quy định như sau:
Phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng
Điều 27 của Nghị định 144/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với các hành xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.
Ngoài bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.
Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015
Tùy tính chất của từng sự việc, người có hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử lý về một trong các tội sau đây:
Tội cố ý gây thương tích (Điều 134)
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù; đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Tội vô ý làm chết người (Điều 128);
Điều 128. Tội vô ý làm chết người
Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
Tội giết người (Điều 123);
Điều 123. Tội giết người
Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
…….
Xem thêm: Trẻ em và những đặc quyền
Tội ngược đãi hoặc hành hạ con, cháu… (Điều 185);
Nếu ông bà, cha mẹ có hành vi thường xuyên làm cho con, cháu (dưới 16 tuổi) bị đau đớn về thể xác, tinh thần; đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Tội hành hạ người khác (Điều 140);
Nếu không thuộc trường hợp của Tội ngược đãi tại Điều 185, người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Các mức phạt nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, mức phạt thực tế đối với từng sự việc bạo hành trẻ em còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm.
Vậy khi bị bạo hành, trẻ em có thể liên hệ nơi nào để được bảo vệ?
Theo quy định từ Điều 79 đến Điều 95 Luật trẻ em 2016 thì có đến tận 17 cơ quan có chức năng và nhiệm vụ để bảo vệ trẻ em, cụ thể:
- Tòa án nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân các cấp
- Quốc hội
- Các bộ Lao động – thương binh và xã hội, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo dục đào tạo, Văn hóa – thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông, UBND các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam…
Việt Nam ta là nước đầu tiên ở Châu Á đã ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Chúng ta hãy nỗ lực thực hiện bằng được cam kết ấy. Và pháp luật, báo chí, toàn xã hội phải góp sức, chung tay cùng lên án hành vi bạo hành trẻ em để có thể mang lại sự bình yên cho gia đình và xã hội; làm cho mọi người được sống trong yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
Hy vọng bài viết trên sẽ có ich cho độc giả.Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư, hãy sử dụng dịch vụ tư vấn hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
[sc_fs_multi_faq headline-0=”h2″ question-0=”Quyền của trẻ em bao gồm những gì?” answer-0=”Theo quy định của luật Trẻ em thì trẻ em có những quyền sau đây (Từ Điều 12 đến điều 36): Quyền sống Quyền được khai sinh và có quốc tịch Quyền được chăm sóc sức khỏe Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu Quyền vui chơi, giải trí Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Quyền về tài sản Quyền bí mật đời sống riêng tư Quyền được sống chung với cha, mẹ Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang Quyền được bảo đảm an sinh xã hội Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp Quyền của trẻ em khuyết tật Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn” image-0=”” headline-1=”h2″ question-1=”Đối tượng nào được gọi là trẻ em ?” answer-1=”Trước giờ chúng ta nghe rất nhiều lần cụm từ “trẻ em“, nào là “bảo vệ quyền lợi trẻ em”, “bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em”, “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… Nhưng bạn đã hiểu đầy đủ khái niệm trẻ em theo quy định luật hiện hành là như thế nào chưa? Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì: Điều 1. Trẻ em Trẻ em là người dưới 16 tuổi. Vậy dưới 16 tuổi được xác định như thế nào? Ví dụ: một người sinh ngày 02/09/2000 thì đến ngày 02/09/2016 thì mới được xem là “đủ 16 tuổi”, còn trường hợp chưa đến ngày 02/09/2016 thì được coi là “dưới 16 tuổi“.” image-1=”” count=”2″ html=”true” css_class=””]