Xin chào Luật sư. Con tôi vừa bị phạt do điều khiển xe ẩu tả, buông cả hai tay khi điều khiển xe máy. Ngoài nộp tiền phạt, cảnh sát giao thông còn lập biên bản giam xe 7 ngày. Luật sự cho tôi hỏi; những trường hợp nào thì bị giam xe? Bị giam xe 7 ngày mất bao nhiêu tiền? Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Hiện nay, tình trạng người khi tham giao thông vi phạm lỗi bị Cảnh sát giao thông xử phạt là rất phổ biến. Đặc biệt trong nhiều trường hợp người vi phạm còn bị thu giữ xe.
Căn cứ pháp lý
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Bị giam xe là gì?
Giam xe hay còn gọi là giữ xe (Tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Những lỗi vi phạm bị giam xe
Với người điều khiển xe ô tô
STT | Lỗi vi phạm | Căn cứ |
1 | Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá: – 50 miligam/100 mililít máu; – 0,25 miligam/1 lít khí thở; | khoản 6 Điều 5 |
2 | – Đi ngược chiều trên đường cao tốc; – Lùi xe trên đường cao tốc; – Điều khiển xe mà nồng độ cồn vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở; | khoản 8 Điều 5 |
3 | – Điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy của người thi hành công vụ;- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có ma túy; | khoản 10 Điều 5 |
4 | – Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng;- Với các loại xe yêu cầu phải gắn biển số thì không gắn biển số; – Có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng;- Không đủ hệ thống hãm hoặc có đủ hệ thống hãm nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật; | khoản 4 Điều 16 |
5 | – Gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe; – Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng từ 01 tháng trở lên… | khoản 5 Điều 16 |
Với người điều khiển xe máy
STT | Lỗi vi phạm | Căn cứ |
1 | – Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; – Điều khiển xe mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở; | khoản 6 Điều 6 |
2 | Điều khiển xe mà nồng độ cồn: – Vượt quá 50 miligam – 80 miligam/100 mililít máu; – Vượt quá 0,25 miligam – 0,4 miligam/1 lít khí thở; | khoản 7 Điều 6 |
3 | – Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; – Dùng chân điều khiển xe; – Ngồi về một bên điều khiển xe; – Nằm trên yên xe điều khiển xe; – Thay người điều khiển khi xe đang chạy; – Lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; – Chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; – Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định; – Điều khiển xe trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc có chất ma túy; – Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ; | khoản 8 Điều 6 |
4 | – Không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng; – Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp; – Điều khiển xe không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp… | khoản 2 Điều 17 |
Bị giam xe 7 ngày mất bao nhiêu tiền?
Hiện nay, giá giữ xe vi phạm giao thông có sự khác nhau dựa trên quy định của từng tỉnh thành. Ví dụ:
Giá giam xe Hà Nội
Giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 44/2017/QĐ-UBND.
Nội dung thu | Đơn vị tính | Mức thu |
– Xe máy, xe lam | đồng/xe/ngày đêm | 8.000 |
– Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô | đồng/xe/ngày đêm | 5.000 |
– Xe ô tô đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống | đồng/xe/ngày đêm | 70.000 |
– Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên | đồng/xe/ngày đêm | 90.000 |
Như vậy, bị giam xe 7 ngày ở Hà Nội tối đa giao động từ 56.000 đồng đến 630.000 đồng tùy từng loại xe.
Giá giam xe TP HCM
Giá giữ xe vi phạm giao thông tại Hà Nội được quy định tại Quyết định 35/2018/QĐ-UBND.
Xe đạp (kể cả xe đạp điện)
Thời gian | Đơn vị tính | Mức giá tối đa |
Ngày | đồng/xe/lượt | 2.000 |
Đêm | đồng/xe/lượt | 4.000 |
Đơn giá theo tháng | đồng/xe/tháng | 100.000 |
Xe máy (kể cả xe máy điện)
– Nhóm 01, gồm: trường học; bệnh viện; bến xe; chợ; siêu thị; các địa điểm vui chơi, sinh hoạt công cộng: nhà văn hóa; nhà thiếu nhi; trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên; các công viên do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội thành phố và quận, huyện quản lý, khai thác:
Thời gian | Đơn vị tính | Mức giá tối đa |
Ngày | đồng/xe/lượt | 4.000 |
Đêm | đồng/xe/lượt | 6.000 |
Đơn giá theo tháng | đồng/xe/tháng | 210.000 |
– Nhóm 02: Các địa điểm khác không thuộc nhóm 01:
Thời gian | Đơn vị tính | Mức giá tối đa |
Ngày | đồng/xe/4 giờ/lượt | 6.000 |
Đêm | đồng/xe/4 giờ/lượt | 9.000 |
Đơn giá theo tháng | đồng/xe/tháng | 310.000 |
Xe ô tô trên 9 chỗ và xe tải có khối lượng chuyên chở >1,5 tấn
Nội dung | Đơn vị tính | Mức giá tối đa |
Đơn giá theo lượt | đồng/xe/4giờ/lượt | 100.000 |
Đơn giá theo tháng | đồng/xe/tháng | 5.000.000 |
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị giam xe 7 ngày mất bao nhiêu tiền?” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo công văn xin tạm ngừng kinh doanh; Công văn xác nhận không nợ thuế để đấu thầu; tại mẫu giấy xác nhận độc thân; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; Tra cứu quy hoạch xây dựng; dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu . Hoặc muốn sử dụng dịch vụ kế toán giải thể công ty; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Có thể bạn quan tâm
- Chứng minh, chứng cứ trong tố tụng dân sự theo quy định pháp luật 2022
- Nộp thuế khi làm sổ đỏ lần đầu như thế nào?
- Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật 2022
Câu hỏi thường gặp
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Theo quy định tại điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính, thì:
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.